Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 10

CHƯƠNG IV. PHÂN BÀO

Giải bài tập trang 66, 67, 68 chương IV Phân bào Sách bài tập (SBT) Sinh học 10. Câu 1: Vẽ Sơ đồ chu kì tế bào...

Bài 1 trang 66 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

a) Vẽ Sơ đồ chu kì tế bào.

b) Nêu những diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian. 

Hướng dẫn

a)   Sơ đồ chu kì tế bào :

b)   Những diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian :

Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, gồm pha G1, S và G2.

-  Pha G1: Diễn ra sự gia tăng của tế bào chất, hình thành thêm các bào quan như ti thể, Ribôxôm tổng hợp các ARN và Prôtêin, phân hoá về cấu trúc và chức năng của tê bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R. Tế bào chỉ vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân. Nếu không vượt qua điểm R, tế bào đi vào quá trình biệt hoá.

-   Pha S : Diễn ra sự sao chép ADN và nhân đôi NST. NST từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Nhân đôi trung tử (ở tế bào động vật).

-  Pha G2 : Tổng hợp Prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào.


Bài 2 trang 67 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Có nhận xét gì về kì trung gian của các loại tế bào sau : tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư ?

Hướng dẫn:

-    Tế bào vi khuẩn : phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian.

-     Tế bào hồng cầu : không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian.

-    Tế bào thần kinh : kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.

-    Tế bào ung thư : kì trung gian rất ngắn.

 


Bài 3 trang 67 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Để gây đột biến đa bội có hiệu quả nên xử lí Cônsixin vào giai đoạn nào của chu kì tế bào ? Giải thích.

Hướng dẫn:

Để gây đột biến hiệu quả cần xử lí Cônsixin vào pha G2 của chu kì tế bào vì :

-    Đến pha G2 NST của tế bào đã nhân đôi.

Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi phân bào bắt đầu từ pha G2. Cơ chế tác động của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lí Cônsixin lúc này sẽ có tác dụng ức chế sự hình thành thoi phân bào. Hiệu quả tạo đột biến đa bội sẽ cao.

 


Bài 4 trang 68 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải

Quan sát hình vẽ dưới đây về quá trình phân đôi kiểu thắt eo ngang ở vi khuẩn :

Hướng dẫn:

- Khi chuẩn bị phân bào, ADN đính vào màng sinh chất, bắt đầu nhân đôi.
- Sau khi nhân đôi, 2 ADN đính vào 2 điểm cách biệt nhau trên màng.
- Tế bào càng lớn, 2 ADN con càng tách xa nhau. Màng sinh chất và thành tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong, thành ngăn đôi, chia tế bào vi khuẩn thành 2 vi khuẩn có kích thước và ADN giống nhau.

Giaibaitap.me


Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác