Câu 1 trang 104 SGK Công nghệ 10
Kể lại các mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Bệnh do mầm bệnh là vi khuẩn: bệnh lớn đóng dấu, bệnh tụ huyết trùng,..
_ Mầm bệnh là virut: dịch tả lợn, lở mồm long móng
_ Mầm bệnh là nấm: bệnh nấm phổi gà,..
_ Bệnh kí sinh trùng: giun, sán,...
Câu 2 trang 104 SGK Công nghệ 10
Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
Trả lời:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh vật nuôi có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển, sức sản xuất, sự tồn tại phát triển của vật nuôi và với cả môi trường.
Môi trường sống của vật nuôi chính là tiểu khí hậu chuồng nuôi. Để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt phải tạo môi trường và điều kiện sống thuận lợi cho vật nuôi.
phải đảm bảo cách ly với bên ngoài, tránh vật nuôi tiếp xúc với các súc vật khác, xe cộ, người... ảnh hưởng đến thần kinh con vật và dễ lây bệnh tật. Mỗi loại vật nuôi phải được nhốt trong diện tích phù hợp, tránh nhốt quá đông, tránh nuôi liên tục mà phải có thời gian nghỉ để vệ sinh chuồng trại. Tùy loại vật nuôi đảm bảo các điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giảm tối đa hàm lượng các chất độc hại trong không khí. Chuồng trại luôn được vê sinh sạch sẽ tiêu độc kĩ khi đưa gia súc ra sân vận động hoặc bán hết lứa gia cầm.
Chuồng trại thoáng khí và đủ ánh sáng, có cây xanh đảm bảo cho không khí và nhiêt độ ôn hòa, mát mẻ, dễ chịu khi vật nuôi ở trong chuồng.
Câu 3 trang 104 SGK Công nghệ 10
Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
Trả lời:
- Phải tạo môi trường tự nhiên tiểu khí hậu chuồng nuôi thuân lợi cho con vât phát triển, hạn chế các loại mầm bệnh tồn tại (nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thích hợp, ánh sáng đủ).
- Phải nuôi dưỡng và chăm sóc con vât đúng kĩ thuật để con vật có sức khỏe tốt, sức đề kháng sẽ cao ít bị nhiễm bệnh
Câu 4 trang 104 SGK Công nghệ 10
Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
Trả lời:
- Có mầm bệnh nhiều, môi trường thuận lợi cho mầm bênh phát sinh phát triển và phát tán, vật nuôi yếu không được tiêm phòng dịch.
- Khi có dịch phải chữa trị, tiêu hủy vật nuôi bị bênh, bao vây cách ly ổ dịch với bên ngoài. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi quanh vùng có ổ dịch và vùng xung quanh trong phạm vi 5km. Hạn chế cao nhất sự vận chuyển gia súc bị bênh đi tiêu thụ ở các nơi khác
Giaibaitap.me