Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.3 trên 8 phiếu

Giải sách bài tập Địa lí 9

Giải từ câu 1 đến câu 4, bài tập từ trang 5 đến trang 7 SBT Địa lý 9. Câu 2. Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

Câu 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Địa Lí 9

Dựa vào bảng 1:

Bảng 1. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM XẾP THEO CÁC DÒNG, NHÓM NGÔN NGỮ

Dòng

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

 

Nam Á

Việt Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

Môn - Khơ-me

Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Cơ-ho, Hrê, Mnông, xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cơ-tu, Giẻ-Triêng, Mạ, Khơ-mú, Co, Tà-ôi, Chơ-ro, Kháng, Xinh-mun, Mảng, Brâu, ơ-đu, Rơ-măm.

Tày - Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.

Mèo - Dao

Mông, Dao, Pà Thẻn.

Ka Đai

La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.

Nam Đảo

Ma-lay-ô - Pô-li-nê-diêng

Gia-rai, Ê-đê, Chăm , Ra-glai, Chu-ru.

Hán - Tạng

Hán - Tạng

Hoa, Ngái, Sán Dìu.

Tạng - Miến

Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.

Hãy cho biết:

a) Dân tộc em thuộc nhóm ngôn ngữ nào.

...............................

b) Các dân tộc nào cùng nhóm ngôn ngữ với dân tộc em.

................................

c) Viết một đoạn văn ngắn gọn thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc em (theo trình tự: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,...).

Trả lời:

a)   Ghi tên dân tộc em theo dòng và nhóm ngôn ngữ tương ứng.

Ví dụ: dân tộc em là dân tộc Mông, vậy nhóm ngôn ngữ: Mèo - Dao, dòng Nam Á.

b)   Các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ này là: Dao, Pà Thẻn.

c)   Để viết về bản sắc vãn hoá dân tộc em, hãy suy nghĩ, căn cứ vào thực tế dân tộc em để viết bằng cách trả lời tuần tự các câu hỏi: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán, Có thể tham khảo đoạn văn sau đây viết về dân tộc Mông ở Việt Nam:

Ví dụ:

"... Dân tộc Mông có các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Mán Trắng,... cư trú tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An và Thanh Hoá.

Sống trong từng bản với vài chục nóc nhà, chủ yếu ở các vùng núi cao phía Bắc.

Canh tác chủ yếu là nương định canh hoặc nương du canh và ruộng bậc thang trồng ngô, lúa, lúa mạch, trồng lanh, các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận và dệt vải lanh.

Chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa.

Chợ Mông vùng cao vừa thoả mãn nhu cầu trao đổi hàng hoá, vừa thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt, đặc biệt hấp dần là các chợ tình Sa Pa , Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Khau Vai (Hà Giang).

Các nhóm Mông được phân biệt theo màu sắc và trang phục của phụ nữ: phụ nữ Mônq Trắng, Mông Hoa, Mông Đen hoặc Mông Xanh. Tình cảm gắn bó giữa nhữnẹ người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là những người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

Tết cổ truyền vào đầu tháng 12 âm lịch; sau Tết là hội Sải Sán (leo núi) tổ chức từ mồng 3 đến mồng 5 Tết, là một lễ hội truyền thống và độc đáo. Gần đây, người Mông ở nhiều địa phương bắt đầu ăn Tết cùng dịp năm mới với đồng bào cả nước...


Câu 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Địa Lí 9

Nối ô chữ ở bên trái với các ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

 

a) Có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp gop phần xây dựng đất nước.

 

b) Có số dân và trình độ phát triển khác nhau.

1) Dân tộc Việt (Kinh)

c) Có kinh nghiệm riêng như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công.

2) Dân tộc ít người  

d) Đều tham gia hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.

3) Người Việt định cư ở nước ngoài

e) Có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo...

   

g) Số dân đông nhất, chiếm 86% dân số cả nước.

 

h) Lực lượng lao động đông đảo trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật.

 

i) Một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Nối:

1 - e, g, h ;

2 - b, c, d ;

3 - i, a


Câu 3 trang 7 Sách bài tập (SBT) Địa Lí 9

Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, em có nhận xét gì về cội nguồn cộng đồng các dân tộc Việt Nam ?

Trả lời:

Cội nguồn cộng đồng của các dân tộc Việt Nam được truyền lại qua những câu truyện lịch sử, cổ tích, truyền thuyết về các Vua Hùng tạo dựng nền tảng cho đại dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc anh em, dù là dân tộc Kinh, hay dân tộc ít người, chỉ khác nhau chút ít về số dân, tiếng nói và văn hoá, nhưng đều sống chung trên đất nước Việt, do các vua Hùng tạo dựng, như Bác Hồ từng nói: các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước


Câu 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Địa Lí 9

Nối ô chữ ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố các dân tộc ở Việt Nam.

1) Dân tộc Việt (Kinh)

a) Cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt (các dân tộc Chăm, Khơ-me); chủ yếu ở đô thị, nhất là TP. Hồ Chí Minh (người Hoa).

2) Dân tộc ít người

b) Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt.

3) Các dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

c) Trên 30 dân tộc cư trú xen kẽ, có sự khác biệt giữa vùng thấp, vùng giữa và vùng cao.

4) Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên

d) Chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

5) Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

e) Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải.


Trả lời: 
 
Nối:          1 - e;           2-b;             3-c;            
4-d;             5-a
Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác