* THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu hỏi 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:
a. Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.
(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam)
b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ.
(Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán trên đại dương)
Lời giải:
Câu |
Thành phần tình thái |
Ý nghĩa |
a |
chắc hẳn |
thể hiện thái độ chắc chắn với nội dung được nhắc đến trong câu |
b |
hình như |
thể hiện thái độ phỏng đoán không chắc chắn |
c |
có lẽ |
dự đoán của người viết về sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong câu |
Câu hỏi 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Tìm 3 – 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới (không trùng với các từ tìm được ở bài tập 1). Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần độ tin cậy và đặt một câu với mỗi từ đó.
Lời giải:
- Nhóm từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá thể hiện mức độ tin cậy cao bao gồm: chắc chắn, nhất định, đích thị, ắt hẳn,...
- Nhóm từ ngữ chỉ thái độ, cách đánh giá thể hiện mức độ tin cậy thấp bao gồm: hẳn là, hầu như, dường như, có vẻ,...
Đặt câu:
1. Chắc chắn ngày mai anh ấy sẽ trở về.
2. Đích thị hắn là thủ phạm.
3. Có vẻ anh ấy đang lo lắng cho chuyến đi xa vào ngày mai.
Câu hỏi 3 (trang 66 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:
a. Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của tôi!
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn…” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm”.
(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)
Lời giải:
Câu |
Thành phần tình thái |
Ý nghĩa |
a |
Trời ơi |
bộc lộ cảm xúc thán phục và cầu khẩn ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột của mình |
b |
ứ hự |
bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng và tiếc rẻ thời gian đã qua |
Giaibaitap.me
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 69, 70 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là loại thành phần biệt lập nào.
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) trang 77, 78, 79, 80, 81 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) trang 81, 82 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì và ở mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 82, 83 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.