Nội dung chính: Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương, kể chuyện lịch sử bằng thể thơ lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
Lời giải:
- Tương đồng: khi sinh ra đều không biết nói, cười nhưng khi nghe vua tìm người đánh giặc thì đều biết nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi thắng trận thì bay về trời.
- Khác biệt: Thánh Gióng sau khi biết nói, được dân làng mang cơm, cà cho ăn thì lớn nhanh như thổi rồi đi đánh giặc.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn “diễn ca” Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.
Lời giải:
Các chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng:
- Chị em nặng lời nguyền,
- Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân,
- Đuổi ngay Tô Định cho tan biên thành.
=> Thể hiện sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trưng trước quân xâm lược.
Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2)
Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc?
Lời giải:
Tri thức lịch sử dân tộc có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Giaibaitap.me
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 87, 88 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân đội nhà Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.
Soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy trang 91, 92 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.
Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi trang 94, 95 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Đoạn mở bài, kết bài trong văn bản trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài kể lại một chuyến đi như thế nào?
Soạn bài Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó trang 97 SGK Ngữ Văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2. Em được thay mặt lớp tham gia trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (ví dụ: ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức lịch sử, địa lí địa phương; cách bồi dưỡng tình yêu lịch sử và truyền thống dân tộc; cách ứng xử với những công trình văn hoá, lịch sử;...); sau đó, trình bày nội dung chính của buổi thảo luận cho cả lớp nghe.