Câu hỏi 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Vẽ sơ đồ tư duy trình bày đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Đồng chí và Lá đỏ.
Lời giải:
Câu hỏi 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Theo em, căn cứ vào đâu để sắp xếp các văn bản Lá đỏ, Đồng chí, Những ngôi sao xa xôi vào cùng một bài học?
Lời giải:
Căn cứ vào điểm chung về đề tài người lính và chiến tranh.
Câu hỏi 3 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối. (Khuyết danh)
Qua việc đọc hiểu các văn bản trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên.
Lời giải:
(1) Có một câu danh ngôn về ước mơ mà em vẫn luôn tâm đắc, đó là “Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối”. (2) Tác giả câu nói ấy đã khuyên nhủ chúng ta nên ước mơ và hi vọng giống như loài chim. (3) Nghĩa là dám nhìn nhận vấn đề một cách trực diện, suy nghĩ về nó, tìm hiểu về nó và dám thực hiện nó. (4) Một chú chim sẽ cất tiếng hót về buổi ban mai từ khi trời vẫn còn tối. (5) Như chúng ta dám thực hiện ước mơ, hoài bão của mình từ chính con số không. (6) Dám nghĩ thì phải dám làm, không có gì phải e ngại hay sợ sệt cả. (7) Không được để bất cứ điều gì giữ bước chân của ta lại trong đêm tối. (8) Chỉ khi chú chim cất tiếng hót thì màn đêm mới lùi lại phía sau, nên chỉ khi chúng ta dám thực hiện ước mơ của mình thì mới có thể tiến về phía thành công được. (9) Đó chính là nguồn động lực mạnh mẽ được chứa đựng trong danh ngôn “Ước mơ và hi vọng giống như loài chim, cảm nhận buổi ban mai và khẽ khàng cất tiếng hót khi trời vẫn còn tối”.
Giaibaitap.me
Soạn bài Đọc mở rộng trang 58 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Học thuộc lòng một số đoạn thơ hoặc bài thơ thuộc thể thơ tự do mà em yêu thích.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 66 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Tìm 3 – 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới (không trùng với các từ tìm được ở bài tập 1). Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần độ tin cậy và đặt một câu với mỗi từ đó.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 69, 70 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là loại thành phần biệt lập nào.
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) trang 77, 78, 79, 80, 81 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.