Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 8

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Giải bài tập trang 104 chương IX thần kinh và giác quan Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 5: Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó ta lại phải chăm chú quan sát đối tượng ...

Bài 5. Tại sao muốn tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó ta lại phải chăm chú quan sát đối tượng (nghĩa là hướng trục mắt vào bộ phận cần tìm hiểu trên đối tượng nào đó từ một khoảng cách tương đối gần) ?

* Lời giải:

Khi muốn quan sát, tìm hiểu cấu tạo chi tiết của một đối tượng nào đó, ta phải điều chỉnh cầu mắt để hướng trục mắt vào đối tượng cần tìm hiểu (một bức tranh, một pho tượng, một mẫu vật...) sao cho hình ảnh của vật hiện trên màng lưới, tại điểm vàng - nơi tập trung các tế bào nón. Với cách cấu trúc của màng lưới ở điểm vàng cho phép từng chi tiết của đối tượng mà tế bào nón thu nhận được sẽ được truyền về trung khu thị giác một cách "trung thành" qua từng tế bào hạch riêng rẽ thông qua các tế bào hai cực làm trung gian.

 

Bài 6. Tại sao đọc sách lâu lại mỏi mắt ? Tại sao nói "Căng mắt ra mà nhìn" ' Nằm đọc sách có hại gì ?

* Lời giải:

- Đọc sách là nhìn gần, khi đó thể thuỷ tinh phải điều tiết, tăng độ cong để nhìn rõ chữ trong sách.

Sự thay đổi độ cong của thể thuỷ tinh có liên quan đến độ co dãn của cơ thể mi.

Khi cơ thể mi co, độ cong của thể thuỷ tinh tăng.

Khi cơ thể mi dãn, độ cong của thể thuỷ tinh giảm.

Sự co liên tục của cơ thể mi khi ngồi đọc sách lâu khiến ta cảm thấy "mỏi mắt" chính là mỏi cơ thể mi vì ngồi làm việc quá lâu. Lúc đó cần nghỉ, thư giãn một lúc, phóng tầm mắt ra xa cho cơ mi được thả lỏng trước khi tiếp tục đọc sách.

- Nói "căng mắt ra mà nhìn" là ý nói vận dụng tới mức tối đa sự co của cơ thể mi khi nhìn gần để quan sát từng chi tiết nhỏ của vật. "Căng mắt ra mà nhìn" còn thể hiện cả khi nhìn cảnh vật ở nơi thiếu ánh sáng, mắt mở to, các cơ vòng ở đồng tử phải dãn ra, trong khi cơ phóng xạ co tới mức tối đa để đồng tử dãn rộng, đảm bảo đủ độ sáng gây hưng phấn được tế bào que trên màng lưới cầu mắt, giúp ta nhìn được.

- Đừng bao giờ nằm đọc sách vì khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt.

 

Bài 7. Tai gồm những bộ phận nào ? Và có chức năng gì ?

* Lời giải:

Tai gồm các bộ phận : tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Tai ngoài có vành tai và ống tai có chức năng híứĩg âm và hướng âm.

Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ.

- Tai giữa là một khoang xương thông với khoang miệng qua vòi nhĩ.

Trong khoang tai có chuỗi xương gồm 3 xương là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa là xương lớn nhất. Một phần xương búa dính sát vào màng nhĩ và có 1 mỏm gai gắn với cơ búa, có tác dụng điều chỉnh độ căng của màng nhĩ. Xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong 3 xương nói riêng và cũng là xương nhỏ nhất trong bộ xương nói chung Xương bàn đạp áp sát vào màng cửa bầu là màng ngăn cách khoang tai giữa với tai trong. Màng cửa bầu có diện tích chỉ bằng 1/18 diện tích màng nhĩ. Chuỗi xương tai gắn với nhau, sắp xếp theo nguyên tắc đòn bẩy và truyền sóng âm từ màng nhĩ vào màng cửa bầu làm tăng cường độ sóng âm.

- Tai trong gồm 2 bộ phận .

+ Cơ quan tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng thu nhận các kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian, tham gia vào giữ thăng bằng cho cơ thể.

+ Ốc tai là cơ quan thu nhận các kích thích về âm thanh (sóng âm).

Tai trong là một cấu trúc phức tạp gọi là mê lộ, bao gồm cả 2 bộ phận trên. Mê lộ lại phân thành mê lộ xương ở ngoài và mê lộ màng ở trong. Cả hai thành phần trên là cấu trúc chung của tai trong. Giữa mê lộ xương và mê lộ màng chứa ngoại dịch và trong mê lộ màng chứa nội dịch.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác