Bài 28.5 Trang 39 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước rồi đốt cháy, úp bình không đáy lên đĩa, sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).
a) Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viết phương trình hoá học.
b) Cho quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ tím có đổi màu không?
Giải
a) Khi P đỏ cháy, đĩa thuỷ tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dân: lên, vì thể tích khí trong bình giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suáỉ bên ngoài không khí nên đẩy nước trong bình dâng lên cao hơn trước.
Phương trình hoá học :
\(4P + {O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2{P_2}{O_5}\)
b) Khi P đỏ cháy cho khói trắng P2O5, hoà tan vào nước tạo thành dun£ dịch axit làm giấy quỳ tím hoá đỏ.
\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)
Bài 28.6 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra
trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
Giải
a) Thể tích không khí có trong phòng học : 12 x 7 x 4 = 336 (m3)
- Thể tích khí oxi có trong phòng : \({{336} \over 5} = 6,72({m^3})\).
b) Thể tích khí CO2 thở ra trong 1 phút của 50 em học sinh là :
\({{50 \times 2 \times 4 \times 16} \over {100}} = 64\) (lít)
Trong 45 phút: 64 X 45 = 2880 (lít) hay 2,88 m3.
Bài 28.7 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung tích là 0,5 lítệ Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở lại thăng bằng ?
Biết rằng khí CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.
Giải
Khối lượng của 0,5 lít CO2 : \({{44 \times 0,5} \over {22,4}}(g)\)
Khối lượng của 0,5 lít không khí: \({{0,5 \times 44} \over {22,4 \times 1,5}}(g)\)
Khi thay không khí bằng CO2 thì khối lượng khí trong cốc tăng lên :
\({{44 \times 0,5} \over {22,4}} - {{0,5 \times 44} \over {22,4 \times 1,5}} = {{11} \over {33,6}} \approx 0,33(g)\)
Phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân có khối lượng 0,33 g để cân trở lại thăng bằng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 39 bài 28 không khí - sự cháy Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 28.1: Hãy nêu hiện tượng em gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khí cacbonic...
Giải bài tập trang 40 bài 29 ôn tập chương 4 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 29.1: Hãy chọn những từ, cụm từ và công thức hoá học thích hợp để điền vào những chỗ trống trong câu sau...
Giải bài tập trang 41 bài 29 ôn tập chương 4 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 29.5: Khi nung nóng kali clorat KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân huỷ tạo thành kali clorua và khí oxi...
Giải bài tập trang 41 bài 29 ôn tập chương 4 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 29.9: Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt trong oxi ờ nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ (Fe3O4)...