Bài 27.4 Trang 38 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
a) Trong các chất CuSO4, KClO3, CaCO3, KMnO4, H2O, K2SO4, HgO, những chất nào được dùng để điều chế khí oxi ? Viết phương trình hoá học I và nêu điều kiện phản ứng.
b) Tất cả các phản ứng điều chế O2 có thế gọi là phản ứng phân huỷ được không ? Hãy giải thích.
Giải
a) Những chất được dùng để điều chế oxi:
\(2KCl{O_3}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{Mn{O_2}}^{{t^o}}} 2KCl + 3{O_2} \uparrow \)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + {O_2} \uparrow + Mn{O_2}\)
\(2HgO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Hg + {O_2} \uparrow \)
\(2{H_2}O\buildrel {dp} \over\longrightarrow 2{H_2} \uparrow + {O_2} \uparrow \)
b) Tất cả các phản ứng điều chế oxi đều là phản ứng phân huỷ vì từ một chất sinh ra nhiều chất mới (trừ cách điều chế oxi từ không khí).
Bài 27.5 Trang 38 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Để điều chế một lượng lớn oxi trong công nghiệp người ta dùng những phương pháp nào và bằng những nguyên liệu gì ?
Giải
Để điều chế một lượng lớn oxi trong công nghiệp người ta thường dùng phương pháp điện phân nước hoặc hoá lỏng không khí (ở -196 °C) rồi cho bay hơi trở lại, nitơ thoát ra trước rồi đến oxi. Nguồn nguyên liệu phong phú và rẻ tiền là nước và không khí.
Bài 27.6* Trang 38 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8
Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí O2 hơn ?
a) Viết phương trình hoá học và giải thích.
b) Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn ? Biết rằng giá KMnO4 là 30.000 đ/kg và KClO3 là 96.000 đ/kg.
Giải
a) \({M_{KCl{O_3}}} = 122,5(g/mol);{M_{KMn{O_4}}} = 158(g/mol)\)
Giả sử ta lấy cùng một khối lượng là a gam
\(2KCl{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2KCl + 3{O_2} \uparrow \)
2 mol 3 mol
\({a \over {122,5}}mol\) \({{3a} \over {2 \times 122,5}}mol\)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + {O_2} \uparrow + Mn{O_2}\)
2 mol 1 mol
\({a \over {158}}mol\) \({a \over {2 \times 158}}mol\)
\({{3a} \over {2 \times 122,5}}mol > {a \over {2 \times 158}}mol\)
Khi nhiệt phân cùng một lượng, chất cho nhiều \({O_2}\) hơn là \(KCl{O_3}\).
b) Nếu điều chế cùng một thể tích khí O2 thì dùng KClO3 để điều chế kinh tế hơn, tuy giá tiền 1 kg cao hơn nhưng thể tích khí O2 sinh ra nhiều hơn. Tính toán cụ thể như sau :
\(2KCl{O_3}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2KCl + 3{O_2} \uparrow \)
2 mol 3 mol
1 mol 1,5 mol
\({m_{KCl{O_2}}} = 1 \times 122,5 = 122,5(g)\)
Số tiền mua 122,5 g để điều chế 1,5 mol \({O_2}\) là
0,1225 x 96000 = 11760(đ)
\(2KMn{O_4}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow {K_2}Mn{O_4} + {O_2} \uparrow + Mn{O_2}\)
2 mol 1 mol
3 mol 1,5 mol
\({m_{KMn{O_4}}} = 3 \times 158 = 474(g)\)
Số tiền mua 474 g \(KMn{O_4}\) để điều chế 1,5 mol \({O_2}\) là:
0,474 x 30000 = 14220(đ)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 38 bài 27 điều chế oxi - phản ứng phân hủy Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 27.7: Dùng 3,2 kg khí oxi để đốt cháy khí axetilen. Hỏi với lượng khí oxi như trên, có thể đốt cháy bao nhiêu m3 khí axetilen (đktc) ?...
Giải bài tập trang 39, 40 bài 28 không khí - sự cháy Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 28.5: Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước rồi đốt cháy, úp bình không đáy lên đĩa, sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ)...
Giải bài tập trang 39 bài 28 không khí - sự cháy Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 28.1: Hãy nêu hiện tượng em gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khí cacbonic...
Giải bài tập trang 40 bài 29 ôn tập chương 4 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 29.1: Hãy chọn những từ, cụm từ và công thức hoá học thích hợp để điền vào những chỗ trống trong câu sau...