Bài 1. Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu ?
Lời giải:
- Điểm khác nhau :
+ Nước tiểu đầu : Không có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
+ Máu : Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn.
- Giải thích sự khác nhau :
+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.
+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 - 40A.
+ Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.
Bài 2. Sự tạo thành nước tiểu đã diễn ra như thế nào ?
Lời giải:
Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau :
- Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như Na+, Ca2+... diễn ra ở ống thận và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức.
- Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra môi trường ngoài.
Bài 3. Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào ?
Lời giải:
Có thể trả lời theo gợi ý sau :
- Cầu thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Ống thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Đường dẫn nước tiểu có thể bị gây hại như thế nào ?
Bài 4. Vì sao có sự khác nhau về thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu ?
Lời giải:
Sự khác nhau : có thể trả lời theo gợi ý ở bảng sau :
Thành phần chất |
Nước tiểu đầu |
Nước tiểu chính thức |
Các chất hoà tan |
|
|
Các chất cặn bã và các chất độc |
|
|
Các chất dinh dưỡng |
|
|
Khác nhau vì:
Nước tiểu chính thức là sản phẩm của nước tiểu đầu qua 2 quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp, diễn ra ở ống thậnẽ
Bài 5. Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khoẻ mạnh ? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Lời giải:
STT |
Các biện pháp |
Cơ sở khoa học |
1 |
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. |
Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh. |
2 |
Khẩu phần ăn uống hợp lí: -Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. - Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. - Uống đủ nước. |
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận. - Hạn chế tác hại của chất độc. |
3 |
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. |
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục. - Hạn chế khả nãng tạo sỏi ở bóng đái. |
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm trang 79 chương VII bài tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 1: Các cơ quan bài tiết quan trọng là...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 80 chương VII bài tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 6: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan theo thứ tự...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 80 chương VII bài tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 11: Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 80 chương VII bài tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 16: Sự bài tiết nước tiểu có đặc điểm...