Bài 1 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí ?
a. 21% nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…)
b. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi ;
c. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2,CO, khí hiếm,…)
d. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
Trả lời.
Đáp án c.
Bài 2 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành ?
Hướng dẫn.
Không khí bị ô nhiễm tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực vật và đặc biệt là con người. Nó phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,….
Chúng ta phải giảm khí thải trong đời sống hàng ngày (phương tiện giao thông) và trong công nghiệp (nhà máy, lò đốt,…) trồng nhiều cây xanh,…
Bài 3 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi ?
Hướng dẫn.
Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxi bởi vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 còn lại là nhiều chất khí khác ; do đó trong không khí khi cháy lượng oxi có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng cháy còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác ( như nitơ, cacbonic,…). Vì vậy nhiệt lượng tỏa ra cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxi nguyên chất.
Bài 4 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Điểm giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì ?
Hướng dẫn.
Sự cháy |
Sự oxi hóa chậm |
|
Giống nhau |
Tỏa nhiệt |
Tỏa nhiệt |
Khác nhau |
Phát sáng |
Không phát sáng |
Bài 5 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì ?
Hướng dẫn.
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Bài 6 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?
Hướng dẫn.
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
Bài 7 – Trang 99 – SGK Hóa Học 8
Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình :
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu ?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu ?
(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).
a. Trong một ngày đêm người lớn tuổi cần một lượng không khí là :
0,5.24 = 12 (m3).
b. Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí và cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi nên trong một ngày đêm người lớn tuổi cần là :
\(12m^{3}.\frac{1}{3}.\frac{21}{100}\) = 0,84 m3 = 840 (lít).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 100, 101 bài 29 bài luyện tập 5 Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 8. Câu 1: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy...
Giải bài tập trang 109 bài 31 Tính chất - Ứng dụng của hiđro Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 8. Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau...
Giải bài tập trang 113 bài 32 Phản ứng oxi hóa - khử Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 8. Câu 1: Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây...
Giải bài tập trang 117 bài 33 Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 8. Câu 1: Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm...