Tập làm văn: Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài)
Câu hỏi:
1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau :
a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài : Tả một người thân trong gia đình em.)
b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này : có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài : Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).
Trả lời:
* Bài tập 1
- Đoạn kết bài a kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà. Nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
- Đoạn kết bài b theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
* Bài tập 2
Kết bài không mở rộng:
Em kính yêu bà vô hạn. Em quyết chăm ngoan, học giỏi để sau này trở thành người có ích như sự mong đợi của bà.
Kết bài mở rộng:
Bà là người luôn sưởi ấm tâm hồn em. Cả gia đình em xem bà như một “ngọn đuốc soi đường”, luôn làm theo lời dạy bảo của bà. Có bà, ngôi nhà em ấm áp hẳn lên. Em vẫn thường tha thẩn bên bà, lúc quét nhà, nhặt rau, nấu cơm, múc nước giúp bà và em thầm mong sao cho bà đừng già thêm nữa.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
Soạn bài Chính tả: Cánh cam lạc mẹ - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống :
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân ?
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20 - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.