Đề bài
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Gợi ý
1. Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ?
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng, ví dụ : anh cảnh vệ Lý Phúc Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ (Bảo vệ như thế là rất tốt - Tiếng Việt 2, tập hai) ; thiếu nhi giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông.
b) Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí, ví dụ : nhân vật Mồ Côi xử kiện, đem lại sự công bằng cho người dân (Mồ Côi xử kiện - Tiếng Việt 3, tập một).
c) Đấu tranh chống vi phạm pháp luật, ví dụ : nhân vật chú bé gác rừng đã phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng của kẻ xấu (Người gác rừng tí hon - Tiếng việt 5, tập một) ; thiếu nhi tham gia bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá, bảo vệ môi trường.
2. Pháp luật: những quy định của Nhà nước mà mọi người phải tuân theo.
Cách kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện :
+ Nêu tên câu chuyện.
+ Nêu tên nhân vật.
- Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh vào các suy nghĩ, hành động của nhân vật thể hiện ý thức sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì:
Soạn bài Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết) - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1 : Chọn một trong các đề bài sau:
Soạn bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:
Soạn bài Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động - Tuần 20 - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi: