Câu 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.
Vy Anh
Đoạn văn có nội dung gì?
Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?
b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.
Theo Băng Sơn
Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?
Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?
Trả lời:
a.
Miêu tả cây bàng.
Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh.
Che mát một khoảng sân trường.
b.
Lá cây si.
Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát; Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.
Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.
Câu 2 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,...) của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
Trả lời:
Lá cây xoài lúc còn non chỉ nhỏ như ngón tay. Lúc ấy lá có màu đỏ nâu rất đẹp, lại có hiệu ứng bóng loáng như mặt kính dưới ánh mặt trời. Khi còn non, lá xoài rất thơm, khi ăn có vị chua và chát nhẹ nhàng, nếu đem ăn cùng các món cuốn thì rất ngon. Chờ qua vài tuần, lá xoài lớn lên, sẽ to gấp năm sáu lần khi còn nhỏ. Lúc này, lá xoài chuyển sang màu xanh thẫm, độ bóng trên bề mặt cũng mất đi. Lá không dàn phẳng, mà hơi cong cong lên theo sống lá ở giữa. Nhờ vậy, khi có trời mưa hay được tưới nước, lá xoài có thể giữ lại nước trên bề mặt nhiều hơn các loại lá khác.
Câu 3 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.
Trả lời:
Em đọc lại và kiểm tra lại đoạn văn của mình và tự chỉnh sửa nếu cần.
Câu 4 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Chia sẻ với bạn những điều em thích trong đoạn văn của mình.
Trả lời:
"Lúc ấy lá có màu đỏ nâu rất đẹp, lại có hiệu ứng bóng loáng như mặt kính dưới ánh mặt trời."
Từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh.
* Vận dụng 1: Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi... để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,... dựa vào hình gợi ý
Trả lời:
véo von
rậm rạp
lấp lánh
róc rách
xinh xắn
mênh mông
* Vận dụng 2: Nói 1- 2 câu có từ tìm được trên đường đi ở bài tập 1.
Trả lời:
Cánh đồng rộng mênh mông.
Tiếng nước chảy róc rách.
Giaibaitap.me
1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? Vì sao? 2.Tìm các chi tiết cho thấy vua Mi-đát hài lòng với phép màu Thần ban cho. 3. Tại sao vua Mi-đát phải cầu khẩn Thần lấy lại điều ước mình đã xin?
1. Xác định chủ ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau: a. Vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. 3. Đặt 1 - 2 câu có chủ ngữ: Chỉ người, Chỉ đồ vật, Chỉ cây cối, Chỉ loài vật
1. Tìm những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều. 2. Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh như thế nào? 3. Những chi tiết nào chứng tỏ canh chua cá linh có sức hấp dẫn với người dân miền tây cũng như khách phương xa?
Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết. a. Xác định nội dung nói: Giới thiệu chung về nhân vật. Hoàn cảnh sống của nhân vật. Những việc làm thể hiện tinh thần lạc quan hoặc tình yêu cuộc sống của nhân vật.