A. Đọc và làm bài tập
Trời mưa
Bác Lợi đang làm việc ở cơ quan, bỗng trời tối sầm lại, mây đen kéo đến, rồi mưa đổ xuống như trút. Bác sực nhớ ở nhà có chiếc chăn dạ, hai cái áo len phơi ngoài sân. Trước khi đi làm, bác lại quên nhờ Tuấn ở nhà bên cạnh để ý hộ. Cả nhà bác hôm nay đi vắng. Cơ quan ở xa quá, bác đành chịu. Thôi thế là chăn, áo hôm nay ướt hết! Nghĩ vậy, bác không yên.
Tan giờ làm việc, bác đạp xe thật nhanh về nhà. Về đến nhà, bác không nhìn thấy chăn dạ và áo len ở ngoài sân đâu cả. Cửa vào nhà vẫn khóa. Bắc đang ngơ ngác thì Tuấn ở nhà bên cạnh chạy sang nói:
– Bác ơi, thấy trời sắp mưa to, cháu chạy sang thu chăn dạ và áo len cho bác, cháu để cả ở trong nhà cháu đấy, bác ạ!
– Bác phơi ở dây thép cao như thế, cháu làm thế nào lấy xuống được?
– Cháu vào nhà, bê ghế ra rồi cháu đứng lên ghế, rút cả xuống. Vừa mang chăn và áo vào nhà thì mưa sập xuống.
Bác Lợi nhìn Tuấn âu yếm:
– Nếu không có cháu thì hôm nay chăn và áo của bác ướt hết. Bác cảm ơn cháu.
Tuấn lễ phép chào bác Lợi rồi trở về nhà.
Theo XUÂN VŨ
Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao bác Lợi lo lắng khi thấy trời mưa? Tìm các ý đúng:
a) Vì bác không thể phơi chăn dạ và áo len.
b) Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà.
c) Vì bác quên dặn Tuấn cất giúp chăn, áo nếu trời mưa.
d) Vì bác đang ở xa, không kịp về cất chăn dạ và áo len.
Trả lời:
Ý đúng là:
b) Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà.
Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao chăn dạ và áo len của bác Lợi không bị ướt? Tìm ý đúng
a) Vì khu nhà bác Lợi ở không có mưa.
b) Vì bác Lợi đã kịp thời thu chăn dạ và áo len.
c) Vì Tuấn đã thu chăn dạ và áo len giúp bác.
d) Vì Tuấn đã cất chăn dạ và áo len vào nhà bác Lợi.
Trả lời:
Ý đúng là:
c) Vì Tuấn đã thu chăn dạ và áo len giúp bác.
Câu 3 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những chi tiết nào trong bài cho thấy Tuấn rất nhanh trí? Tìm các ý đúng:
a) Bạn cất chăn dạ và áo len vào nhà bác Lợi.
b) Bạn cất chăn dạ và áo len vào nhà mình.
c) Bạn không cảm thấy khó khăn vì chăn dạ rất nặng.
d) Bạn bắc ghế để lấy chăn dạ và áo len từ dây phơi xuống.
Trả lời:
Các ý đúng là:
b) Bạn cất chăn dạ và áo len vào nhà mình.
d) Bạn bắc ghế để lấy chăn dạ và áo len từ dây phơi xuống.
Câu 4 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng (anh họ hoặc chị, em họ,...) cùng lứa tuổi với em.
b) Viết đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng lớn tuổi của em.
Trả lời:
a) Em có một người em họ cùng tuổi, tên ở nhà của em ấy là Huy. Huy là con trai, học lớp 4 ở một trường tiểu học khác quận với em. Huy học rất giỏi và em ấy thích nhất là môn Toán. Ngoài ra, Huy còn chơi thể thao rất tốt, nhờ thế mà cơ thể em ấy rất khỏe khoắn. Mỗi khi có dịp gặp nhau, chúng em lại kể cho nhau nghe những câu chuyện ở trường của hai đứa. Em rất yêu quý em Huy.
b) Chị Hằng là chị họ của em. Năm nay chị đang học Đại học ở Hà Nội. Chị học rất giỏi môn Tiếng Việt, vì thế mỗi lần gặp bài văn nào khó, em đều gọi điện thoại nhờ chị hướng dẫn cho. Chị còn rất thích nghe nhạc và chị vẽ tranh cũng rất đẹp. Mỗi lần chị Hằng về quê chơi, mẹ em lại nấu những món ăn ngon mà chị thích nhất. Chị hứa với em, khi nào được nghỉ hè, chị sẽ đón em vào Hà Nội nơi chị đang sinh sống và học tập và đưa em đi chơi.
Câu 5 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Chép lại các tính từ trong đoạn văn mà em vừa viết.
Trả lời:
Các tính từ trong đoạn văn em vừa viết là:
a) Các tính từ: trai, giỏi, thích, tốt, khoẻ khoắn, yêu quý.
b) Các tính từ: giỏi, khó, thích, đẹp, ngon.
B. Tự nhận xét
1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự nhận xét mình đạt yêu cầu ở mức nào.
2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
Em tự nhận xét mình cần cố gắng thêm về mặt nào.
Giaibaitap.me
1. Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường. 2. Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy? 3. Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc?
1. Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài. 2. Giải thích với bạn vì sao em thích câu chuyện đó.
1. Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe. 2. Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ta nên làm gì để trở thành những người tài năng?
1. Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của. 2. Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?