Nội dung chính Nhà bác học của đồng ruộng:
Nhà bác học không phải là người cao xa, chỉ chuyên tâm ở trong phòng thí nghiệm với những phát minh xa vời, thiếu thực tế. Đó có thể là những thứ giản đơn, thiết thực, giúp ích cho đất nước và bài toán của những người làm kinh tế khó khăn, vất vả như người nông dân.
Bài đọc
Nhà bác học của đồng ruộng
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng".
Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,...
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.".
Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Theo MINH CHUYÊN
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.
Trả lời:
Những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của: nhà nông học xuất sắc, cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới, dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của, nhà bác học của đồng ruộng.
Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?
Trả lời:
Chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc giản dị, tiết kiệm và thực tế. Ông không ngại khó và trực tiếp tham gia vào những công đoạn vất vả của người nông dân để nghiên cứu, tìm tòi.
Câu 3 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Ông của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý? Hành động đó nói lên điều gì về ông?
Trả lời:
Để bảo vệ giống lúa quý, ông Của đã làm như sau:
+ Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần.
+ Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm.
+ Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm
Hành động đó nói lên đức tính trân quý những thứ quý giá, sự tích cực trong nghiên cứu và nghĩ cách để gìn giữ, bảo vệ duy trì hạt thóc quý không bị mai một.
Câu 4 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận như thế nào?
Trả lời:
Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận với những phần thưởng: được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Câu 5 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?
Trả lời:
Nhờ nghiên cứu và tìm tòi không ngừng, với những thí nghiệm vất vả, những sự lục lọi tri thức giữa trong và ngoài nước. Cùng với sự quan hệ, cộng tác giữa những người thân quen, giúp cho ông Lương Định Của có được thành công, có những cống hiến lớn như vậy cho đất nước.
Giaibaitap.me
1. Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn: “Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. 2. Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau: Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
1. Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa. 2. Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận? 3. Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc?
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...