Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
Trả lời:
Cô bé ham đọc sách Ma-ri Quy-ri quả là một người có tài. Khó để tìm thấy người có tình yêu mến, sự ham thích đọc sách đến như vậy. Huống hồ lại đọc để hiểu, để giỏi được như Ma-ri Quy-ri. Việc đọc sách đã giúp Ma-ri Quy-ri có được thành công xứng với công sức và tình yêu nghiên cứu, học tập. Em quả thực ngưỡng mộ và mong ước mình sẽ có được thành công như cô ấy.
Câu 2 trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Theo em, tài năng của con người nhờ đâu mà có? Chúng ta nên làm gì để trở thành những người tài năng?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Trả lời:
Theo em, tài năng con người do rèn luyện, cố gắng học hỏi qua từng ngày mà có được.
Để trở thành những người tài năng, chúng ta nên cùng nhau giúp đỡ, thi đua trong học tập. Làm sao để không có ai thụt lại, không ai lười biếng và tiêu cực trong học tập.
Giaibaitap.me
1. Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của. 2. Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?
1. Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn: “Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. 2. Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau: Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
1. Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa. 2. Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận? 3. Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc?