A. Đọc và làm bài tập
Tiếng hát buổi sớm mai
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì? Tìm ý đúng:
a) Bài hát có hay không?
b) Các bạn có thích bài hát không?
c) Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?
d) Các bạn có biết lắng nghe nhau không?
Trả lời: c) Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?
Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Vì sao gió và sương đều nói là mình hát? Tìm ý đúng:
a) Vì gió và sương hiểu lầm hoa
b) Vì gió và sương muốn trêu đùa hoa
c) Vì gió và sương tranh công với hoa
d) Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa
Trả lời: d) Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa
Câu 3 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện? Tìm ý đúng:
a) Khi Mặt Trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.
b) Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau.
c) Mỗi loài có tiếng hát của riêng mình.
d) Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.
Trả lời: b) Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau.
Câu 4 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Xác định vị ngữ của mỗi câu sau:
a) Bông hoa tỏa hương thơm ngát.
b) Mặt Trời mỉm cười với hoa.
Trả lời:
a) Bông hoa tỏa hương thơm ngát.
b) Mặt Trời mỉm cười với hoa.
Câu 5 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao)
b) Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.
Trả lời:
Cô yêu quý!
Mới ngày nào con còn mới chân ướt chân ráo bước vào lớp 1, khóc thút thít không muốn vào lớp, vì bước vào một môi trường lạ lẫm mà e dè, lo sợ. Nhưng cô rất dịu dàng, kiên nhẫn kéo con bước ra hòa đồng với lớp, tập làm quen cách ghép chữ ghép vần, dạy những cách tính toán đơn giản, dạy con kỹ năng sống,... Chính tình yêu thương vô bờ của cô đã giúp con có một khởi đầu tốt nhất với môi trường học tập bên bàn ghế, sách vở. Cô là người dẫn đường con không thể nào quên.
Cô giáo lớp 1 của con, cô không chỉ là một nhà giáo tuyệt vời trên bục giảng, mà còn như một người mẹ thứ hai của con. Vì thương chúng con bỡ ngỡ với cách học tập mới, cô dịu dàng bao dung dỗ từng học sinh đang khóc, nhắc nhở chúng con uống sữa, mặc áo ấm cho chúng con. Giờ nghĩ lại, con không bao giờ không thấy may mắn vì lớp 1 con đã học lớp cô, nên con mới có thể thích ứng với môi trường sách vở nhanh như vậy được. Cô đã làm con, một đứa chỉ lúc nào cũng nghĩ đến chơi, bắt đầu có những lần đầu tiên giục mẹ đưa đến trường sớm để đọc sách, để gặp cô. Cô đã làm con, một đứa trẻ hết lớp mẫu giáo vẫn cần người bón, trở thành một học sinh tự xúc ăn nhanh nhất lớp để được cô khen. Những trưởng thành đầu tiên trên con đường chập chững thành người của con đều in bóng hình cô. Cô ơi, con biết ơn cô lắm!
Cuối thư, con xin chúc cô và gia đình mãi mạnh khỏe, vui vẻ! Con cảm thấy đối với những người biết nghề giáo vất vả như vậy mà vẫn lựa chọn dấn thân vào như cô, thì chắc hẳn cái mong mỏi được dạy học nó phải lớn lao lắm, chiến thắng rất nhiều nỗi lo cơm áo nhọc nhằn. Nên con chỉ ước mong các lứa học sinh tiếp theo sẽ không ai khiến cô phải buồn, phải thất vọng. Yêu cô!
B. Tự nhận xét
1. Em đạt yêu cầu ở mức độ nào?
Trả lời: Em đạt yêu cầu ở mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng thấp.
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời: Em cần cố gắng thêm về phần viết Tập làm văn.
Giaibaitap.me
1. Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì? 2. Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao? 3. Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.
1. Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn. Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?
1. Nghe và kể lại câu chuyện chiếc tẩu. 2. Trao đổi: a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"? b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?
1. Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. 2. Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. 3. Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?