I. Nhận xét
Câu 1 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn.
Con thỏ trắng
Mấy hôm nay, trường em mới mua về một con thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu, thỏ đốm trong khu chăn nuôi.
Chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông, toàn thân không có một đốm lông màu khác. Cái mõm nhòn nhọn, động đậy luôn. Cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng, tròn xoe như hai hòn bi, trông rất hiền. Hai tai nó như hai cái lá roi, lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: "Thỏ là giống vật nghe rất tinh."
Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Được thả vào chuồng là nó sà ngay vào đống lá rau, vừa ăn vừa tròn xoe hai mắt mà nhìn chúng em. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn, trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một cái đuôi ngắn tí tẹo luôn ngọ nguậy. Mấy con thỏ khác ăn no rồi nằm thu mình ở góc chuồng, liếc nhìn anh bạn mới. Dáng chừng các cậu cũng thích vì được thêm một đứa bạn nhanh nhẹn, láu táu.
Còn em, em cứ thích đứng bên chuồng thỏ mà ngắm nhìn những con thỏ nhanh nhẹn và tinh khôn. Hôm nào đến phiên trực nhật, em sẽ đem nhiều lá sắn dây tươi cho thỏ ăn một bữa thật ngon.
Nguyễn Văn Bình
Trả lời:
Bài văn có 4 đoạn :
- Đoạn 1 : Giới thiệu về con vật : con thỏ
- Đoạn 2 : Tả các bộ phận của con thỏ.
- Đoạn 3 : Tả hành động của con thỏ.
- Đoạn 4 : Cảm nghĩ của em về con thỏ.
Câu 2 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật?
Trả lời:
- Cấu tạo bài văn tả con vật bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Nội dung:
+ Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả (con vật,…)
+ Thân bài: miêu tả về ngoại hình, tính cách, ích lợi của con vật
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về con vật
II. Bài Học
Cấu tạo của bài văn tả con vật
III. Luyện tập
Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?
Điệu múa trên đồng cỏ
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh xanh da trời: thiên nga.
Thiên nga ít khi bay lẻ, mà từng đôi, từng đôi một dẫn nhau bay trên các triền núi. Khi một cặp vợ chồng sắp sửa có con, chim vợ được chim chồng kiếm cho một hốc cây cao, làm ổ lót hẳn hoi. Chim chồng đặt trứng vào ổ, lấy đất bùn về vít cửa sổ lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ để tiếp tế cho vợ hằng ngày
Con chim chồng thời gian này làm việc hối hả, tất bật. Nó đi kiếm các loài tôm cả ở ven các hồ, suối hoặc ven, sông dành phần ngon cho vợ. Đêm đến, nó đậu ngoài tổ, dùng sải cánh của mình che của tổ, canh gác cho vợ ở bên trong
Khi chim non đã có thể dùng mỏ mổ đất phá tổ là lúc chim bố vui nhất. Mọi nỗi cực nhọc dường như tan biến, nó vừa dùng mỏ cạy đất vừa cất tiếng gọi trong lúc bầy con cũng ríu rít co chân đạp tổ chui ra. Vốn là loài biết bay nên chỉ sau một tuần lễ luyện tập là thiên nga con đã có thể bay theo bố mẹ đi kiếm ăn. Những buổi sáng trên mặt hồ đầy nước, bầy thiên nga con hò hét ầm ĩ. Chúng mải chơi hơn là kiếm ăn. Cho đến tận lúc mẹ gọi về tập múa mỗi hết cãi nhau...
Lũ thiên nga con vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, giống như một bông hoa đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.
(Thiên Lương)
Trả lời:
Trình tự miêu tả của bài văn sau theo trình tự thời gian, từ lúc trưởng thành đến lúc sinh nở ra con con còn bài Con thỏ trắng được miêu tả theo đặc điểm bên ngoài.
Giaibaitap.me
1. Nghe và kể lại câu chuyện chiếc tẩu. 2. Trao đổi: a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"? b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?
1. Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. 2. Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. 3. Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?
1. Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp: a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ. 2. Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu: Một câu giới thiệu đoàn tàu.
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp. 2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...