Nội dung chính Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
Bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của các chiến sĩ trẻ lái xe trên đường Trường Sơn, một lực lượn tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chia sẻ
Câu 1 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:
a) Dũng cảm trong lao động.
b) Dũng cảm trong chiến đấu.
c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.
Trả lời:
- Tranh 1: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong chiến đấu.
- Tranh 2: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong lao động.
- Tranh 3: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.
Câu 2 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Trao đổi về một số biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi.
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái.
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải.
Trả lời:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi: tự nhận lỗi/ không đổ lỗi cho người khác/ xin lỗi/...
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái: góp ý với bạn/ ngăn bạn làm điều sai trái/...
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải: thẳng thắn nói lên ý kiến của mình.
Bài đọc
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái….
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Các chiến sĩ làm nhiệm vụ lái xe đưa hàng hóa, vũ khí vào chiến trường.
Câu 2 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?
Trả lời:
Những chiếc xe của họ đều không có kính. Vì bom đạn đã làm vỡ kính.
Câu 3 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.
Trả lời:
Những hình ảnh đó là: xe không có kính; bom giật, bom rung, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; bom rơi.)
Câu 4 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
Trả lời:
Mỗi khổ thơ nói lên một khó khăn, nguy hiểm và thái độ của người chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm đó:
Khổ thơ |
Khó khăn, nguy hiểm |
Thái độ của các chiến sĩ |
1 |
bom giật, bom rung, kính vỡ |
vẫn ung dung ngồi trong buồng lái |
2 |
gió lùa vào xe |
nhìn ngắm con đường, bầu trời sao, những cánh chim |
3 |
mưa tuôn, mưa xối vào trong xe |
vẫn lái thêm trăm cây số nữa để mặc gió làm khô áo |
4 |
bom rơi |
họp thành tiểu đội, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi (GV có thể nói thêm: địch đánh phá dữ dội các đoàn xe, đây là những chiếc xe còn sót lại tự tập hợp nhau thành tiểu đội) |
Câu 5 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Chủ đề của bài thơ là gì?
Trả lời:
Bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
Giaibaitap.me
1. Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn. Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?
1. Nghe và kể lại câu chuyện chiếc tẩu. 2. Trao đổi: a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"? b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?
1. Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc. 2. Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn. 3. Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?
1. Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp: a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ. 2. Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu: Một câu giới thiệu đoàn tàu.