Nội dung chính Người thu gió:
Người thu gió là câu chuyện kể về hành trình của một thiếu niên sinh ra ở một vùng đất nghèo khó tại châu Phi, đã dám mày mò chế tạo ra cối xay gió từ phế liệu để tạo ra điện, thay đổi cuộc sống cho toàn bộ cộng đồng cũng như bản thân mình.
Bài đọc
Người thu gió
Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.
Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ.
Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tuổi cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bom nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.
Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020.
Theo TÍNH LỄ và NGUYỄN CƯỜNG
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?
Trả lời:
Uy-li-am sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đói kém. Làng quê của Uy-li-am cũng nghèo và nằm ở châu Phi.
Câu 2 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều gì trong sách?
Trả lời:
Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được cách làm ra điện bằng máy điện gió. Cậu ứng dụng được cách làm với vật liệu thô sơ để sử dụng trong gia đình, trong làng của mình.
Câu 3 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Sáng chế của Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế nào?
Trả lời:
Những chiếc máy của Uy-li-am đã giúp gia đình và quê hương có được điện sinh hoạt, điện để tưới tiêu ruộng đồng và lấy được nước bơm. Điều này có ý nghĩa to lớn với khu làng của Uy-li-am.
Câu 4 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?
Trả lời:
Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới vì cậu đã tạo ra máy điện gió để giúp thay đổi, cứu cánh cho làng của mình phát triển.
Câu 5 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?
Trả lời:
Vì các trường đại học của Mỹ muốn sinh viên thấy được tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, tự tìm tòi của Uy-li-am ngay cả khi không được đi học đầy đủ. Cần thiết các sinh viên phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành chương trình học tốt hơn ở trường học.
Giaibaitap.me
1. Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)? Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
1.Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách. 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu
1. Bài thơ là lời của ai? 2. Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm gì thời đi học? 3. Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời.
1. Kể tên một số quyển sách em đã đọc: a) Truyện b) Thơ. 2. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp. 3. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.