Câu 1 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.
Trả lời:
* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than”
Ngày xưa, có một chú tiểu sống trên núi cùng với sư phụ tại một ngôi chùa nhỏ. Công việc của cậu hàng ngày đơn giản chỉ là gánh nước, nấu cơm, quét dọn bụi bặm và đọc sách cùng sư phụ của mình.
Cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua, chú tiểu vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ riêng việc đọc sách khiến cậu cảm thấy chán nản. Một hôm chú tiểu hỏi sư phụ: “Tại sao chúng ta phải đọc nhiều sách như vậy, con thấy việc đọc sách có ích gì đâu?”.
Sư phụ nghe vậy bèn mỉm cười nói với cậu ngày mai hãy mang cái giỏ này để xách nước thay vì cái thùng hay xách bấy lâu nay. Chú tiểu mặc dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn vâng lời, ngày nào cũng mang cái giỏ đi để xách nước nhưng khi về đến nơi thì bao nhiêu nước cũng chảy hết qua cái lỗ trên giỏ.
Khi cậu thắc mắc về việc này thì sư phụ nói hãy cứ tiếp tục và cậu vâng lời nhưng chẳng được bao lâu. Nỗi thất vọng ngày càng lớn khi ngày nào cũng phải làm việc vô ích này khiến cậu chán nản, đến khi không chịu được nữa cậu nói với sư phụ rằng mình không làm nữa vào ngày mai.
Sư phụ mỉm cười, bảo chú tiểu lấy cái giỏ ra đây và ôn tồn nói: “Con nghĩ việc làm của con là vô ích sao? Hãy nhìn thử xem, cái giỏ này trước kia đựng than đen nhẻm nhưng từ ngày con lấy nó để xách nước nó đã sạch trong không còn lấm lem vết than như xưa nữa.
Việc đọc sách cũng vậy, lợi ích của nó không thấy được bằng mắt, không phải ngày một ngày hai để mong thành công nhưng không có nghĩa là quá trình này trải qua vô nghĩa. Con đọc một quyển sách mỗi ngày, tâm hồn sẽ được rửa trôi một ít, đến khi đủ thì sẽ sạch bong như cái giỏ than này”.
Chú tiểu hiểu ra, thầm cảm ơn Thầy và từ đó không còn chán ghét việc đọc sách nữa.
Câu 2 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh diều: Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Trả lời:
a) Em thích hình ảnh cái giỏ đựng than. Vì đây là điều em không nghĩ tới, coi là vật bình thường và không thể hiệu quả để đựng được nước. Lời nói của sư phụ đã làm em rất bất ngờ.
b) Câu chuyện đã nói lên bài học thú vị: Đọc sách không thể đem lại một kết quả nhìn thấy bằng mắt được. Giá trị của việc đọc sách là nằm ở tâm hồn, sự ngấm và thẩm thấu ý nghĩa từ sách sẽ làm ta phát triển.
Giaibaitap.me
1. Bài thơ là lời của ai? 2. Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm gì thời đi học? 3. Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời.
1. Kể tên một số quyển sách em đã đọc: a) Truyện b) Thơ. 2. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp. 3. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.
1. Mỗi tổ trưng bày ở một bàn: Những quyển sách từ tủ sách của học sinh trong tổ. Các bài viết của học sinh trong tổ từ đầu năm học. 2. Các tổ cử người thuyết trình về gian sách (bàn sách) của tổ mình.
1. Bạn nhỏ cần tìm loại truyện cổ tích nào? Tìm ý đúng. 2. Bạn nhỏ tìm truyện trong sách bằng cách nào? 3. Dấu ngoặc kép trong câu chuyện trên được dùng làm gì?