Câu 1 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Xác định nội dung của mỗi đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
Theo Nguyễn Văn Huyên
Nhà cửa ở đây phần lớn xây bằng đá với sò, hai thứ vật liệu sẵn có của núi và biển. Trong nhà, ngoài ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển. Cá thu, cá chim, cá mực, tôm hùm,... phơi đây trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường, bãi cát. Chậu cảnh thì làm bằng những con ốc biển khổng lồ, to bằng cái mũ. Sản vật ở biển tô điểm cho phố chài một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt.
Theo Tiếng Việt 4, 2002
a. Mỗi câu in nghiêng trong từng đoạn có vai trò gì đối với cả đoạn?
b. Các câu còn lại nêu ý cụ thể hay ý khái quát của đoạn văn?
Trả lời:
Đoạn văn 1: Miêu tả trống đồng Đông Sơn.
Đoạn văn 2: Miêu tả quang cảnh ở phố chài.
a. Đóng vai trò làm câu chủ đề trong câu, khái quát nội dung của đoạn.
b. Ý cụ thể.
Câu 2 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Đoạn văn dưới đây có gì khác với hai đoạn văn ở bài tập 1:
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như hoa cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
Trả lời:
Không có câu chủ đề.
Câu 3 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Tìm câu chủ đề của từng đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của nó.
a. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ.
Theo Tô Hoài
b. Ngoài đồng, những đám kê mới gieo đã lên xanh mướt. Trên bờ suối, nấm mọc chi chít. Trên những thân gỗ mục, mộc nhĩ xòe ra như những vành tai đang lắng nghe. Dây gấc leo khắp nơi, quả chín đỏ rực. Những giàn lạc tiên giăng giăng trên các bụi rậm, từ những chùm hoa và quả bay lên một mùi thơm ngọt ngào. Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.
Theo Vũ Hùng
Trả lời:
a. Câu chủ đề: Trên nương, mỗi người một việc
Vị trí: câu đầu tiên.
b. Câu chủ đề: Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc
Vị trí: câu cuối cùng.
Câu 4 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Viết tiếp 2 - 3 câu để hoàn thành đoạn văn từ câu chủ đề dưới đây
Sáng sớm, thành phố chìm vào màn sương.
Trả lời:
Sáng sớm, thành phố chìm vào màn sương. Phố xá yên tĩnh như vẫn chưa muốn thức dậy. Lác đác vài ngôi nhà đã sáng đèn.
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích, trong bài văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. Vận dụng: Viết tên và từ chỉ đặc điểm tương ứng của 2 - 3 loài tôm, cá có trong bài "Buổi sáng ở Hòn Gai" vào sổ tay.
1. Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu? 2. Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào? 3. Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo?
1. Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó. 1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau. 3. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật nào? b. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về những đặc điểm nào của nhân vật đó? c. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì? 2. Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.