Nội dung chính Hoa cúc áo:
Nội dung chính của bài đọc là sự thay đổi của dân cư xóm Bờ Giậu khi cô Hoa cúc áo tới định cư
Khởi động
Trao đổi với bạn về tên gọi của mỗi loài hoa trong các bức ảnh dưới đây:
Trả lời:
Học sinh trao đổi với bạn về tên gọi các loài hoa: hoa loa kèn, hoa chuông, hoa giấy. Các loài hoa này có hình dáng, đặc điểm lần lượt giống loa kèn, cái chuông, tờ giấy,… Chính vì vậy chúng có tên như vậy.
Bài đọc
Hoa cúc áo
Xóm Bờ Giậu quanh năm vắng vẻ bỗng có thêm người tới định cư: cô hoa cúc áo.
Cô cúc áo từ đâu chuyển đến không ai biết. Một sớm mai thức dậy, cụ giáo cóc thấy cô đứng khép nép bên con đường mòn. Thân hình cô mảnh mai với những chiếc lá xanh non bé xíu. Cô như lẫn vào đám cỏ dại, phải là người tinh tường như cụ giáo mới nhận ra.
Ngày tháng qua mau. Mùa xuân ấm áp đang về. Và buổi sáng Chủ nhật tuyệt vời ấy đã tới…
Cụ giáo có thức dậy, trong mùi hương nồng nàn. Nghe tiếng lao xao, cụ chống gậy, thận trọng dò từng bước ra cửa. Chao, cô cúc áo như đã hóa thân thành người khác, phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương.
Bên cạnh, anh dế còm đứng ngây nhìn. Bác giun đất gật gù thán phục. Vài chị cào cào áo xanh váy đỏ là người xóm bên đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng.
Xóm Bờ Giậu từ lâu thiu thiu ngủ, nay bỗng bừng tỉnh trong hương sắc mới.
Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:
Nàng từ đâu tới
Nàng diện áo vàng
Vàng như nắng sớm
Hương thơm điệu đàng.
Này ông giun đất
Này chị cào cào
Này cụ giáo cóc
Bây giờ tính sao?
Tính sao thì tính
Người đẹp nhường kia
Hộ khẩu Bờ Giậu
Nhập vào miễn chê.
Cụ giáo cóc nghe xong ho khù khụ:
- Thú vị, thú vị. Đưa được cả hộ khẩu vào thơ. Giỏi!
Nghe cụ giáo khen, dế còm sướng ngẩn người.
Cuộc đời kỳ diệu thế đấy: cô nàng cúc áo với những bông hoa xinh nhỏ, chỉ trong vòng buổi sáng đã biến anh dế thành nhà thơ.
Theo Trần Đức Tiến
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu?
Trả lời:
Người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu là cô hoa cúc áo.
Câu 2 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Mùi hương nồng nàn, lộng lẫy với bông hoa vàng rực ngát hương.
Câu 3 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo?
Trả lời:
Anh dế còm ngây đứng nhìn, các giun đất gật gù thán phục, vài chị cào cào dừng lại ngó nghiêng.
Câu 4 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Cuộc trò chuyện của anh dế còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?
Trả lời:
Anh dế còm làm thơ về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.
Câu 5 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Em học được điều gì ở tác giả về cách sử dụng biện pháp nhân hóa?
Trả lời:
Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo theo đặc tính của vật được nhân hóa giúp cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người.
Giaibaitap.me
1. Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó. 1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau. 3. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật nào? b. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về những đặc điểm nào của nhân vật đó? c. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì? 2. Chia sẻ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc một bài thơ mà em đã nghe, đã đọc.
1. Những con số dưới đây nói lên điều gì về hang Sơn Đoòng: 2. Trong hang Sơn Đoòng ẩn chứa những điều gì thú vị? 3. Hai "giếng trời" đã tạo ra điều gì đặc biệt? 4. Theo em, vì sao Sơn Đoòng được UNESCO bảo hộ và du khách khắp năm châu ao ước được đặt chân đến?
1. Em và bạn bè, người thân,... đã làm những việc gì để môi trường xung quanh luôn xanh-sạch-đẹp? 2. Nói một việc em đã làm cùng bạn bè, người thân,... để góp phần giữ gìn nhà cửa, thành phố, trường lớp,... xanh-sạch-đẹp.