Bài C1 trang 202 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Cơ thể ta có thể phát ra quang phổ liên tục không ?
Giải
Cơ thể con người phát ra quang phổ liên tục ở vùng hồng ngoại, do đó ta không thể thấy được quang phổ này qua máy quang phổ. Thí nghiệm cho biết rằng bắt đầu từ nhiệt độ 5000C thì ta mới thấy được quang phổ liên tục do vật phát ra.
Bài C2 trang 203 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Điều chỉnh cho ngọn lửa bếp ga tăng dần và nhìn vào ngọn lửa, em thấy màu của nó thay đổi thế nào?
Giải
Khi điều chỉnh cho nhiệt độ ngọn lửa bếp ga tăng dần thì màu ngọn lửa sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xanh
Bài C3 trang 203 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Cho một hạt muối rơi vào ngọn lửa bếp ga, em sẽ thấy gì?
Giải
Ta thấy ánh sáng vàng đặc trưng cho Natri.
Bài C4 trang 204 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Hãy so sánh quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của hiđrô, natri ở Hình 39.2 và 39.3.
Giải
Ta nhận thấy ở mỗi nguyên tố Hiđrô hoặc Natri thì vị trí các màu trong quang phổ vạch phát xạ trùng với vị trí các vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố đó.
Bài 1 trang 205 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Khi tăng dần nhiệt độ của một dây tóc bóng đèn điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi như thế nào ?
A. Sáng dần lên, nhưng vẫn có đủ bảy màu cầu vồng.
B. Ban đầu chỉ có màu đỏ, sau đó lần lượt có thêm màu cam, màu vàng, cuối cùng, khi nhiệt độ đủ cao, mới có đủ bảy màu chứ không sáng thêm.
C. Vừa sáng dần thêm, vừa trải rộng dần, từ màu đỏ, qua các màu cam, vàng....cuối cùng, khi nhiệt độ đủ cao, mới có đủ bảy màu.
D. Hoàn toàn không có thay đổi gì.
Giải
Khi tăng dần nhiệt độ của một dây tóc bóng đèn điện thì ta thấy quang phổ của ánh sáng do đèn phát ra vừa sáng dần lên, vừa trải rộng dần, từ màu đỏ, qua các màu cam, vàng... và cuối cùng khi nhiệt độ đủ cao, mới có đủ bảy màu.
Chọn đáp án C.
Bài 2 trang 206 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Quang phổ vạch được phát ra khi
A. Nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.
B. Nung nóng một chất lỏng hoặc chất khí.
C. Nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Nung nóng một chất khí ở áp suất rất thấp.
Giải
Quang phổ vạch được phát ra khi nung nóng một chất khí ở áp suất rất thấp.
Chọn đáp án D.
Bài 3 trang 206 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho
A. Chính chất ấy.
B. Thành phần hoá học của chất ấy.
C. Thành phần nguyên tố ( tức là tỉ lệ phần trăm của các nguyên tố hoá học) của chất ấy.
D. Cấu tạo phân tử của chất ấy.
Giải
Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho thành phần hoá học của chất ấy.
Chọn đáp án B.
Bài 4 trang 206 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Sự đảo (hay đảo sắc) vạch quang phổ là
A. Sự đảo ngược từ vị trí ngược chiều khe máy thành cùng chiều.
B. Sự chuyển từ một vạch sáng trên nền tối thành vạch tối trên nền sáng do bị hấp thụ.
C. Sự đảo ngược trật tự các vạch trên quang phổ.
D. Sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.
Giải
Sự đảo sắc vạch quang phổ là sự chuyển từ một vạch sáng trên nền tối thành vạch tối trên nền sáng, do bị hấp thụ.
Chọn đáp án B.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 208, 209 bài 40 tia hồng ngoại, tia tử ngoại SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu C1: Giải thích tại sao có thể chụp ảnh ban đêm nhờ camera hồng ngoại...
Giải bài tập trang 211, 213 bài 41 tia X, thuyết điện từ ánh sáng, thang sóng điện từ SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu C1: So sánh khả năng đâm xuyên của tia tử ngoại và tia X. Nêu nhận xét...
Giải bài tập trang 219 bài 42 thực hành xác định bước sóng ánh sáng SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu 1: Tại sao ở phương án 1, bằng cách dịch chuyển ống quan sát, ta có thể làm cho khoảng vân đạt giá trị...
Giải bài tập trang 222, 224, 225 bài 43 hiện tượng quang điện ngoài, các định luật quang điện SGK Vật lý 12 Nâng cao. Câu C1: Nếu chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm ban đầu tích điện dương thì hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào...