Bài 4 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải
Từ lịch sử phát triển của sinh giới có thể rút ra những nhận xét gì về nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá của sự sống?
Lời giải:
- Lịch sử phát triển của sinh giới gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện khí hậu, địa chất thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.
- Biến đổi địa chất, khí hậu trước hết ảnh hưởng đến thực vật, qua đó ảnh hưởng đến động vật rồi thông qua mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng đến toặn bộ sinh giới. Vì vậy, từ khi sự sống hình thành, sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn nhiều so với sự biến đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu và địa chất.
- Sinh giới phát triển theo hướng phân nhánh tổ chức cơ thể phức tạp hơn, thích nghi với môi trường. Càng về sau, sự tiến hoá diễn ra ngày càng nhanh do sinh vật đạt được trình độ thích nghi ngày càng hoàn thiện, bớt lệ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Sự chuyển từ dưới nước lên môi trường cạn trong đại cố sinh đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến hoá của sinh giới.
Bài 5 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải
Tóm tắt 5 lần đại tuyệt chủng đã xảy ra trong quá trình phát triển của sinh giới. Lần đại tuyệt chủng tiếp theo có xảy ra không ? Tại sao ?
Lời giải:
Thứ tự |
Thời gian |
Đặc điểm chính |
Lần 1 |
Ocđôvic - Silua |
Mất 60% số loài sinh vật biển và nhiều loài ưa ẩm sống ven biển. San hô phát triển - Động vật không xương sống phân hoá. |
Lần 2 |
Đêvôn - Cacbon |
Sự bùng nổ thực vật trên cạn làm mất cân bằng CO2, O2. Tuyệt chủng nhiều loài sinh vật biển . |
Lần 3 |
Pecmi - Triat |
95% số loài sinh vật biển và 70% số loài động vật có xương sống trên cạn tuyệt chủng. Chim, thú xuất hiện từ bò sát cổ. |
Lần 4 |
Triât - Jura |
Sự di chuyển lục địa, phun trào núi lửa và khí hậu lạnh toàn cầu. số bò sát sống sót phát triển tạo nên khủng long kỉ Jura. |
Lần 5 |
Krêta - Đệ Tam |
Toàn bộ khủng long, hầu hết bò sát biển, chim, côn trùng. Thú phát triển mạnh. |
Những lần đại tuyệt chủng trước đây của sinh giới có nguyên nhân từ các biến cố tự nhiên như sự di chuyển của các mảng kiến tạo lục địa hay sự va chạm của thiên thạch, nhưng gần đây nhiều nhà khoa học đã bắt đầu bày tỏ một sự lo ngại về một nguyên nhân xuất hiện tự nhiên từ quá trình tiến hoá của loài người.
Sinh thái học có một quy luật phổ biến là các loài ưu thế thường có xu hướng phát triển dẫn tới sự gây hại cho chính mình (tự đào huyệt chôn mình). Sự sống trên bề mặt trái đất hiện nay đã có quá nhiều biến động xấu do chính con người gây ra như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai thác quá mức gây mất cân bằng các hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học.. Vì vậy hơn lúc nào hết, loài người cần kịp thời điều chỉnh lối sống của mình để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, hài hoà với tự nhiên.
Bài 6 trang 110 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải
Bổ sung bảng tóm tắt sau đây, từ đó rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người.
Nội dung |
Vượn người hiện nay |
Người |
Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân (so sánh cấu tạo bộ xương người và vượn người) |
|
|
Nguồn thức ăn |
|
|
Sự phát triển bộ não |
|
|
Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai |
|
|
Lời giải:
Bổ sung bảng tóm tắt và rút ra kết luận về ý kiến cho rằng vượn người hiện nay vẫn có thể tiến hoá thành người :
Nội dung |
Vượn người hiện nay |
Người |
Tư thế đứng thẳng và đi trên 2 chân |
Dáng đi khom, tay tì lên mặt đất làm điểm tựa. |
Dáng đi thẳng, tay tự do cầm nắm, hoàn thiện khả năng lao động. |
Nguồn thức ăn |
Ăn thực vật. |
Ăn thực vật lẫn động vật, biết dùng lửa làm chín thức ăn. |
Sự phát triển của bộ não |
Não nhỏ, ít nếp nhăn. |
Não rất phát triển, có nhiều nếp nhăn. |
Sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai |
- Tín hiệu giao tiếp đơn giản, chỉ có thể tư duy cụ thể, không có tiếng nói. - Vỏ não chưa có vùng điều khiển cử động nói và hiểu tiếng nói. |
- Tiếng nói phát triển và hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng tư duy trừu tượng. -Vỏ não có vùng điều khiển cử động nói và hiểu tiếng nói. |
Giải bài tập trang 111 Chương II Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Sách bài tập (SBT) Sinh học 12. Câu 1: Theo quan niệm hiện nay, đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ ?...
Giải bài tập trang 112 Chương II Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Sách bài tập (SBT) Sinh học 12. Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là...
Giải bài tập trang 113 Chương II Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Sách bài tập (SBT) Sinh học 12. Câu 11: Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là...
Giải bài tập trang 114 Chương II Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất Sách bài tập (SBT) Sinh học 12. Câu 17: Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào ?...