Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 12

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT

Giải bài tập trang 141, 142 Chương II Quần xã sinh vật Sách bài tập (SBT) Sinh học 12. Câu 1: Hãy nêu ví dụ về một loài chiếm ưu thế trên một vùng, nêu lên ít nhất 3 nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng của loài đó...

Bài 1 trang 141 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải

Hãy nêu ví dụ về một loài chiếm ưu thế trên một vùng, nêu lên ít nhất 3 nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng của loài đó. Giải thích sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố sinh thái đó

Lời giải:

Loài chiếm ưu thế phổ biến thường là loài có số lượng lớn và có tầm quan trọng làm thay đổi các nhân tố vô sinh trong quần xã (ví dụ : Trong rừng cây gỗ sồi thì cây gỗ sồi có số lượng nhiều, có kích thước lớn và khi cây gỗ lớn lên đã làm thay đổi toàn bộ các yếu tố của môi trường vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...) Vì vậy, cây gỗ sồi là loài chiếm ưu thế. Các nhân tố làm ảnh hưởng tới phân bố và số lượng của cây gỗ sồi như nguồn nước, động vật ăn quả và phát tán cây (sóc chuyên ăn hạt quả sồi) và có thể là hoạt động bảo vệ rừng sồi của con người.

Trong một khu vườn, sự phân bố và số lượng của loài sâu ăn lá cây phụ thuộc vào kẻ thù của sâu là số lượng chim ăn sâu, yếu tố khí hậu (ảnh hưởng tới thời gian đẻ trứng và nở của trứng sâu) và các biện pháp phòng trừ sâu hại của con người...


Bài 2 trang 141 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải

Hình bên mô tả sự thay đổi mật độ sâu ăn lá cây có trên một cây hoa hồng :

Mật độ sâu trên cây bị ống chế ở dưới mức điều linh. Sau thời điểm t, mật độ ta tăng lên nhanh chóng. Mật ộ sâu thay đổi có thể là do lững nguyên nhân :

a) Do cây ra nhiều lá (lá cây là thức ăn chủ yếu của sâu).

b) Do số lượng chim sâu giảm.

c) Do số lượng ong mắt đỏ giảm (ong mắt đỏ kí sinh làm hỏng trứng của sâu).

Hãy cho biết :

Trong 3 nguyên nhân a, b và c nêu trên, nguyên nhân nào là chủ yếu làm mg mật độ của quần thể sâu ? Hãy giải thích vì sao.

Hãy nêu tên mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trên cây hoa hồng éu nguyên nhân chủ yếu lần lượt là a, b hoặc c.

Thế nào là mức điều chỉnh của một quần thể sinh vật ? Để giữ cho quần iể sinh vật gây hại đối với cây trồng có mật độ dưới mức điều chỉnh, người ta thường dùng phương pháp sinh học nào ?

Lời giải

1. Nguyên nhân b là chủ ýếu làm tăng số cá thể của quần thể, vì b là mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi, là mối quan hệ khắc nghiệt diễn ra nhanh và có dạng đồ thị hợp với dạng đồ thị của đề bài...

2. - Nguyên nhân a ứng với mối quan hệ cạnh tranh giữa cá thể cùng loài (sâu - sâu), trong khi lá cây ỉà nguồn sống của môi trường.

-       Nguyên nhân b ứng với mối quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật lác (vật ăn thịt và con mồi).

-       Nguyên nhân c cũng ứng với mối quan hệ giữa một sinh vật ăn sinh vật lác nhưng diễn ra chậm chạp vì trải qua giai đoạn trứng.

3. Quần thể ở dưới mức điều chỉnh có số lượng cá thể-thấp hơn mức gây hại táng kể cho sinh vật mà nó lấy nguồn sống (trong trường hợp này, số lượng sâu ’lông gây hại đáng kể cho cây hoa hồng).

Để giữ cho quần thể sâu gây hại đối với cây trồng có kích thước dưới mức iều chỉnh, người ta thường dùng phương pháp điều khiển sinh học, dùng thiên địch khống chế số lượng của sinh vật gây hại ở dưới mức điều chỉnh (như biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp — IPM đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp hiện nay).


Bài 3 trang 141 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải

Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Hãy kể tên các quan hệ sinh thái giữa các sinh vật là cây gỗ, dây leo và kiến. Trình bày khái niệm về các quan hệ sinh thái đó.

Lời giải

- Dây leo và kiến là cộng sinh (+:+): Dây leo được cung cấp nguồn dinh dưỡng là thức ăn dự trữ của kiến, kiến có nơi ở là phần thân dây leo phì ra. Cộng sinh là quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

- Dây leo và thân cây gỗ là hội sinh (4- : 0) : Dây leo có nơi sống là thân cây trong khi cây gỗ không được lợi cũng như không bị hại. Hội sinh là quan hệ hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì.

- Kiến và cây gỗ là hợp tác (+ : +) : Kiến kiếm được thức ăn trên thân cây là các loài sâu, trong khi đó diệt chết sâu đục thân cây. Hợp tác là quan hệ giữa hai loài nhưng không nhất thiết phải có hợp tác đối với mỗi loài. Trong mối quan hệ này, cả hai loài cùng có lợi.


Bài 4 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải

Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông - loài chim chuyên ăn nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ăn sâu ra, chim chuông còn ăn nhiều vỏ hạt của cây. Số lượng chim chuông phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sâu có trong khu rừng.

- Em có cho rằng chim chuông là nguyên nhân làm cho cây dẻ bị chết không ? Vì sao ?

- Chúng ta cần làm gì với chim chuông để bảo vệ rừng ?

Lời giải:

- Chim chuông không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho cây dẻ bị chết. Tuy nhiên, khi số lượng chim chuông giảm đi thì sâu đục thân cây dẻ có điều kiện phát triển và phá chết cây.

- Do vậy, để bảo vệ rừng, ta cần bảo vệ loài chim chuông.


Bài 5 trang 142 Sách bài tập (SBT) Sinh 12 - Bài tập tự giải

Trong quá trình sống, động vật cần thực vật, còn thực vật thì ngược lại sẽ phát triển tốt hơn nếu không có động vật. Em có đồng ý với câu nói đó không ? Hãy giải thích vì sao.

Lời giải

Không đồng ý với ý đó vì trong quá trình sống, động vật cần thực vật cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hoà khí hậu. Tuy vậy, thực vật cũng rất cần động vật : hoạt động của nhiều loài động vật góp phần thụ phấn và phát tán thực vật, động vật cung cấp phân bón và phân giải mùn bã hữu cơ, qua đó cung cấp khoáng cho cây... Ngoài ra, hoạt động của động vật cũng góp phần giữ cân bằng sinh thái trong quần xã.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác