Câu 1. (5 điểm )
Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 16\). Viết phương trình đường tròn ảnh của đường tròn đã cho qua phép quay tâm O là gốc tọa độ với góc quay 90°.
Câu 2. (5 điểm )
Trong mặt phẳng Oxy cho ba đường tròn:
\(\left( {{C_1}} \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\)
\(\left( {{C_2}} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 4\)
\(\left( {{C_3}} \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 5\)
Trong hai đường tròn (C2) và (C3), đường tròn nào là ảnh của (C1) qua phép tịnh tiến. Xác định phép tịnh tiến này.
Giải:
Câu 1.
(C) có tâm I(1; 2), bán kính R = 4. Gọi I’, R’ lần lượt là tâm và bán kính của đường tròn ảnh, ta có:
\(I' = {Q_{\left( {O,{{90}^0}} \right)}}\left( I \right) \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x' = - y = - 2 \hfill \cr
y' = x = 1 \hfill \cr} \right.\) và R’ = 4
Vậy phương trình (C’) là \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 16\).
Câu 2.
(C1) có tâm \({I_1}\left( {1;3} \right)\), bán kính R1 = 2
(C2) có tâm \({I_2}\left( { - 3;4} \right)\), bán kính R2 = 2
(C3) có tâm \({I_3}\left( { - 1;5} \right)\), bán kính \({R_3} = \sqrt 5 \)
- Vì \({R_3} \ne {R_1}\) nên (C3) không thể là ảnh của (C1) qua phép tịnh tiến
- Do \({R_2} = {R_1}\) nên (C2) là ảnh của (C1) qua phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow v }}\), với \(\overrightarrow v = \overrightarrow {{I_1}{I_2}} = \left( { - 4;1} \right)\).
Giaibaitap.me
Giải đề toán 3 trang 42 bài đề kiểm tra 45 phút hình học chương I Sách bài tập Hình học 11. Câu 1: Cho tam giác ABC . Gọi F là phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp các phép tịnh tiến theo thứ tự...
Giải bài tập trang 66 bài 1 đại cương về đường thẳng và mặt phẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 11. Câu 2.1: Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD...
Giải bài tập trang 66 bài 1 đại cương về đường thẳng và mặt phẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 11. Câu 2.4: Cho tứ diện ABCD có các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC...
Giải bài tập trang 67 bài 1 đại cương về đường thẳng và mặt phẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 11. Câu 2.7: Cho tứ diện SABC. Trên SA, SB và SC lần lượt lấy các điểm D, E và F sao cho DE cắt AB tại I, EF cắt BC tại J, FD cắt CA tại K...