Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Toán 11

CHƯƠNG II. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

Giải bài tập trang 66 bài 1 đại cương về đường thẳng và mặt phẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 11. Câu 2.1: Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD...

Bài 2.1 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hình học 11

Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD . Gọi I và J tương ứng là hai điểm trên cạnh BC và BD sao cho IJ không song song với CD

a) Hãy xác định giao tuyến của hai mặt phẳng  (IJM) và (ACD).

b) Lấy N là điểm thuộc miền trong của tam giác ABD sao cho JN cắt đoạn AB tại L. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNJ) và (ABC)

Giải:

(h.2.20)

 

a) Nhận xét:

Do giả thiết cho IJ không song song với CDvà chúng cùng nằm trong mặt phẳng (BCD) nên khi kéo dài chúng gặp nhau tại một điểm.

Gọi \(K = IJ \cap CD\).

Ta có : M là điểm chung thứ nhất của (ACD) và (IJM);

\(\left\{ \matrix{
K \in IJ \hfill \cr
IJ \subset \left( {MIJ} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow K \in \left( {MIJ} \right)\) và  \(\left\{ \matrix{K \in CD \hfill \cr C{\rm{D}} \subset \left( {AC{\rm{D}}} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow K \in \left( {AC{\rm{D}}} \right)\)

Vậy \(\left( {MIJ} \right) \cap \left( {ACD} \right) = MK\)

b) Với \(L = JN \cap AB\) ta có:

\(\left\{ \matrix{
L \in JN \hfill \cr
JN \subset \left( {MNJ} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow L \in \left( {MNJ} \right)\)

\(\left\{ \matrix{
L \in AB \hfill \cr
AB \subset \left( {ABC} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow L \in \left( {ABC} \right)\)

Như vậy L là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng (MNJ) và (ABC)

Gọi \(P = JL \cap A{\rm{D}},Q = PM \cap AC\)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
Q \in PM \hfill \cr
PM \subset \left( {MNP} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow Q \in \left( {MNJ} \right)\)

Và \(\left\{ \matrix{Q \in AC \hfill \cr AC \subset \left( {ABC} \right) \hfill \cr} \right. \Rightarrow Q \in \left( {ABC} \right)\)

Nên Q là điểm chung thứ hai của (MNJ) và (ABC)

Vậy \(LQ = \left( {ABC} \right) \cap \left( {MNJ} \right)\).

 

Bài 2.2 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hình học 11

Cho hình chóp S.ABCDcó đáy là tứ giác ABCD có hai cạnh đối diện không song song. Lấy điểm M thuộc miền trong của tam giác SCD.

Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

a) (SBM) và (SCD);

b) (ABM) và (SCD);

c) (ABM) và (SAC).

Giải:

(h.2.21)

a)  Ta có ngay S, M là hai điểm chung của (SBM) và (SCD) nên \(\left( {SBM} \right) \cap \left( {SC{\rm{D}}} \right) = SM\).

b) M  là điểm chung thứ nhất của (AMB) và (SCD)

Gọi \(I = AB \cap C{\rm{D}}\)

Ta có: \(I \in AB \Rightarrow I \in \left( {ABM} \right)\)

Mặt khác \(I \in C{\rm{D}} \Rightarrow I \in \left( {SC{\rm{D}}} \right)\)

Nên \(\left( {AMB} \right) \cap \left( {SC{\rm{D}}} \right) = IM\).

c) Gọi \(J = IM \cap SC\).

Tacó: \(J \in SC \Rightarrow J \in \left( {SAC} \right)\) và \(J \in IM \Rightarrow J \in \left( {ABM} \right)\).

Hiển nhiên \(A \in \left( {SAC} \right)\) và \(A \in \left( {ABM} \right)\)

Vậy \(\left( {SAC} \right) \cap \left( {ABM} \right) = AJ\)

 


Bài 2.3 trang 66 Sách bài tập (SBT) Hình học 11

Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm I và lấy các điểm J, K lần lượt là điểm thuộc miền trong các tam giác BCD và ACD. Gọi L là giao điểm của JK với mặt phẳng (ABC)

a)  Hãy xác định điểm L.

b)  Tìm giao tuyến của mặt phẳng (IJK) với các mặt của tứ diện ABCD.

Giải:

(h.2.22)

a)  Gọi \(N = DK \cap AC;M = DJ \cap BC\).

Ta có \(\left( {DJK} \right) \cap \left( {ABC} \right) = MN \Rightarrow MN \subset \left( {ABC} \right)\).

Vì \(L = \left( {ABC} \right) \cap JK\) nên dễ thấy \(L = JK \cap MN\).

b) Ta có I là một điểm chung của (ABC) và (IJK).

Mặt khác vì \(L = MN \cap JK\) mà \(MN \subset \left( {ABC} \right)\) và \(JK \subset \left( {IJK} \right)\) nên L là điểm chung thứ hai của (ABC) và (IJK), suy ra \(\left( {IJK} \right) \cap \left( {ABC} \right) = IL\).

Gọi \(E = IL \cap AC;F = EK \cap C{\rm{D}}\). Lí luận tương tự ta có \(EF = \left( {IJK} \right) \cap \left( {ACD} \right)\).

Nối FJ cắt BD tại P; P là một giao điểm (IJK) và (BCD).

Ta có \(PF = \left( {IJK} \right) \cap \left( {BCD} \right)\)

Và \(IP = \left( {AB{\rm{D}}} \right) \cap \left( {IJK} \right)\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác