Bài 1 trang 77 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11
Xếp ngẫu nhiên ba người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi trên 6 cái ghế, xếp thành hàng ngang. Tính xác suất sao cho
a) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà;
b) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông.
Giải:
Không gian mẫu gồm các hoán vị của 6 người. Vậy \(n\left( \Omega \right) = 6!\)
Kí hiệu A là biến cố : “ Đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà ”;
B là biến cố : “ Đứa bé được xếp giữa hai người đàn ông ”.
a) Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé được xếp giữa hai người đàn bà, ta tiến hành như sau :
- Xếp đứa bé ngồi vào ghế thứ hai đến ghế thứ năm. Có 4 cách.
- Ứng với mỗi cách xếp đứa bé, có 2 cách xếp hai người đàn bà.
- Khi đã xếp hai người đàn bà và đứa bé, xếp ba người đàn ông vào các chỗ còn lại. Có 3! cách.
Theo quy tắc nhân, ta có \(n\left( A \right) = 4.2.3! = 48\).
Từ đó: \(P\left( A \right) = {{48} \over {6!}} = {1 \over {15}}\)
b) Để tạo nên một cách xếp mà đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông, ta tiến hành như sau :
- Xếp đứa bé vào các ghế thứ hai đến thứ năm. Có 4 cách.
- Chọn hai trong số ba người đàn ông. Có \(C_3^2 = 3\) cách.
- Xếp hai người đàn ông ngồi hai bên đứa bé. Có 2 cách.
- Xếp ba người còn lại vào ba chỗ còn lại. Có 3! cách. Theo quy tắc nhân, ta có
\(n\left( B \right) = 4.C_3^2.2.3! = 144\)
Vậy \(P\left( B \right) = {{144} \over {6!}} = {1 \over 5}\)
Bài 2 trang 77 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11
Xếp ngẫu nhiên ba người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi trên 6 ghế được xếp quanh bàn tròn. Tính xác suất sao cho
a) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà;
b) Đứa bé ngồi giữa hai người đàn ông.
Giải :
Số cách xếp 6 người quanh bàn tròn là 5! . Vậy không gian mẫu có 5! = phần tử.
a) Tính
- Có 1 cách xếp đứa bé ;
- Có 2 cách xếp hai người đàn bà ngồi hai bên đứa bé ;
- Có 3! cách xếp ba người đàn ông.
Vậy \(n\left( A \right) = 2.3! = 12\)
Từ đó: \(P\left( A \right) = {{12} \over {120}} = {1 \over {10}}\)
b) Tương tự
\(n\left( B \right) = 1.C_3^2.2.3! = 36\)
\(P\left( B \right) = {{36} \over {120}} = {3 \over {10}}\)
Bài 3 trang 77 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11
Có bao nhiêu cách xếp 7 người vào hai dãy ghế sao cho dãy ghế đầu có 4 người và dãy sau có 3 người.
Giải :
Chọn 4 người để xếp vào 4 ghế ở dãy đầu : Có \(A_7^4\) cách. Còn lại 3 người xếp vào 3 ghế ở dãy sau : có 3! cách.
Vậy có tất cả \(A_7^4.3! = 5040\) cách xếp.
Bài 4 trang 77 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11
Chứng minh rằng:
a) \(C_{n - 1}^{m - 1} = {m \over n}C_n^m,\,\,\,\left( {1 \le m \le n} \right);\)
b) \(C_{m + n}^m = C_{m + n - 1}^m + C_{m + n - 1}^n,\,\,\,\left( {1 \le m,n} \right)\)
Hướng dẫn.
Dùng công thức tính số tổ hợp.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 77 bài ôn tập chương II: Tổ hợp - xác suất Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11. Câu 5: Tính xác suất sao cho trong 13 con bài tú lơ khơ được chia ngẫu nhiên cho bạn Bình có 4 con pích, 3 con rô, 3 con cơ và 3 con nhép...
Giải bài tập trang 78 bài 1 quy tắc đếm Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11. Câu 1.1: Nam đến cửa hàng văn phòng phẩm để mua quà tặng bạn...
Giải bài tập trang 78, 79 bài 1 quy tắc đếm Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11. Câu 1.4: Có 10 cặp vợ chồng đi dự tiệc. Tính số cách chọn một người đàn ông và một người đàn bà trong bữa tiệc để phát biểu ý kiến, sao cho...
Giải bài tập trang 79 bài 1 quy tắc đếm Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11. Câu 1.7: Giữa hai thành phố A và B có 5 con đường đi. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến B rồi trở về A mà không có đường nào được đi hai lần ?...