Câu 1:
Những phép tu từ thường sử dụng tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, từ tượng hình, tượng thanh, thậm xưng (nói ngoa, thường nhằm mục đích hài hước – gần với nói quá)…
Ví dụ về phép thậm xưng :
Con rận bằng con ba ba,
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(Ca dao hài hước)
Câu 2:
Đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng :
- Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.
- Bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
Câu 3:
Lựa chọn từ thích hợp :
a. Điền từ canh cánh hoặc thấm đượm
b. Dòng 3 : rắc
Dòng 4 : Giết
Câu 4:
So sánh tính cá thể trong ba đoạn thơ :
Những nét riêng của các tác giả một phần vì thời đại sống khác nhau của ba tác giả, một phần vì cá tính sáng tạo riêng : Thu vịnh (thời phong kiến), Tiếng thu (thời Pháp thuộc), Đất nước (sau Cách mạng, đất nước độc lập).
Phương diện so sánh | Thu vịnh (a) | Tiếng thu (b) | Đất nước (c) |
Từ ngữ | gợi tả, ước lệ | giản dị, quen thuộc, tả thực | vui tươi, tả thực |
Nhịp điệu | chậm rãi với âm hưởng trang nhã, nhịp 4/3 ; 2/2/3 | âm điệu thổn thức, nhịp 3/2 | thơ tự do ngắt nhịp linh hoạt, nhịp điệu vui tươi |
Hình tượng | mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời, nước, trăng | Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ | núi đồi, gió, rừng tre, trời thu -> mùa thu gần gũi |
Giaibaitap.me