Bài 5 - Trang 173 - SGK Vật lí 10
5. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng ?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Trả lời.
Đáp án C.
Bài 6 - Trang 173 - SGK Vật lí 10
6. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Trả lời.
Đáp án B.
Bài 7 - Trang 173 - SGK Vật lí 10
7. Một bình nhôm khối lượng 0,5kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75oC. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt.
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K) ; của nước là 4,18.103 J/(kg.K), của sắt là 0,46 J/(kg.K).
Hướng dẫn giải.
Nhiệt lượng mà nhôm và bình nước thu vào :
Qthu = Q1 + Q2 = (m1c1 + m2c2)(t – t1).
Nhiệt lượng do sắt tỏa ra là :
Qtỏa = Q3 = m3c3. ∆t3 = m3c3 (t3 – t).
Trạng thái cân bằng nhiệt :
Q1 + Q2 = Q3.
⇔ (m1c1 + m2c2)(t – t1) = m3c3. ∆t3 = m3c3 (t3 – t)
=> \(t = \frac{(m_{1}c_{1}+m_{2}c_{2})t_{1}+m_{3}c_{3}t_{3}}{m_{1}c_{1}+m_{2}c_{2}+m_{3}c_{3}}\)
=> \(t = \frac{(0,5.0,92+0,118.4,18)10^{3}.20+0,2.0,46.10^{3}.75}{(0,5.0,92+0,118.4,18+0,2.0,46).10^{3}}\)
=> t ≈ 25oC.
Bài 8 - Trang 173 - SGK Vật lí 10
8. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại biết rằng nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC.
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là
0,128.103 J(kg.K).
Hướng dẫn giải.
Nhiệt lượng mà nhiệt lượng kế và nước thu vào :
Qthu = Q1 + Q2 = (m1c1 + m2c2)(t – t1).
Nhiệt lượng mà miếng kim loại tỏa ra :
Qtỏa = Q3 = m3c3. ∆t3 = m3c3 (t3 – t).
Trạng thái cân bằng nhiệt :
Q1 + Q2 = Q3.
⇔ (m1c1 + m2c2)(t – t1) = m3c3. ∆t3 = m3c3 (t3 – t).
=> \(c_{3}=\frac{m_{1}c_{1}+m_{2}c_{2}(t-t_{1})}{m_{3}(t_{3}-t)}\)
=> \(c_{3}=\frac{(0,128.0,128+0,21.4,18).(21,5-8,4).10^{3}}{0,192.(100-21,5)}\)
=> c3 = 0,78.103 J/kg.K
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 179, 180 bài 33 các nguyên lý của nhiệt động lực học SGK Vật lí 10. Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I NĐLH, nêu tên đơn vị, quy ước dấu của các đại lượng trong hệ thức....
Giải bài tập trang 180 bài 33 các nguyên lý của nhiệt động lực học SGK Vật lí 10. Câu 5: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng ?...
Giải bài tập trang 186 bài 34 chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình SGK Vật lý lớp 10. Câu 1: Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể ?...
Giải bài tập trang 187 bài 34 chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình SGK Vật lý lớp 10. Câu 4: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?...