Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

Giải bài tập Vật lí 10

CHƯƠNG II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Giải bài tập trang 69 bài 11 lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn SGK vật lí 10. Câu 1: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn?...

Bài 1 trang 69 sgk vật lí 10

1. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn?

Hướng dẫn:

Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

2. Công thức: \({F_{h{\rm{d}}}} = G{{{m_1}{m_2}} \over {{r^2}}}\) 

Trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng; \(G = 6,{67.10^{ - 11}}{{N.{m^2}} \over {k{g^2}}}\) gọi là hằng số hấp dẫn.


Bài 2 trang 69 sgk vật lí 10

2. Nêu định nghĩa trọng tâm của vật?

Hướng dẫn giải:

Trọng tâm của vật là điểm đặt của vectơ trọng lực của vật


Bài 3 trang 69 sgk vật lí 10

3. Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?

Hướng dẫn giải:

lực hấp dẫn giữa hai vật: F = G.Mm/d²
trong đó M,m,d là khối lượng và khoảng cách giữa hai vật, G là hằng số hấp dẫn.

Vật có khối lượng m nhỏ hơn nhiều so với trái đất, ta xem lực tác dụng của trái đất lên vật là F = P = mg gọi là trọng lực

 

* Vật ở gần mặt đất: d = R (bán kính trái đất)
P = mg = G.Mm/R² (1)

* Vật ở độ cao h => cách tâm trái đất: d = R+h
P’ = mg’ = G.Mm/(R+h)² (2)

lấy (2) chia (1)

g’ / g = R² / (R+h)²

gia tốc trọng trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật đến tâm trái đất

Khi h càng lớn (càng lên cao) thì g càng giảm…

P = mg, nên khi g giãm => P giảm


Bài 4 trang 69 sgk vật lí 10

Bài 4. Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bạn kính của Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 1 N

B. 2,5 N

C. 5N

D. 10N

Giải

Ta có độ lớn của trọng lực (trọng lực)

\( P = G \frac{mM}{(R + h)^{2}}\)

Tại mặt đất  \(  P_1= G\frac{mM}{R^{2}}\)                    (1)

Ở độ cao cách tâm Trái Đất một đoạn \(2R  \Rightarrow h = R\)

\(  P_2= G\frac{mM}{(R + R)^{2}}\) = G\(\frac{mM}{4R^{2}}\)              (2)

\(\frac{(2)}{(1)}\Rightarrow \frac{P_{2}}{P_{1}}=\frac{1}{4} \Rightarrow P_2= \frac{P_{1}}{4} =\frac{10}{4}= 2,5N\)

Đáp án: B

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 5, 6, 7 trang 70 SGK vật lí 10

    Giải bài tập trang 70 bài 11 lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn SGK vật lí 10. Câu 5: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km...

  • Giải bài 1, 2, 3 trang 74 SGK vật lí 10

    Giải bài tập trang 74 bài 12 lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc SGK vật lí 10. Câu 1: Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực đàn hồi của...

  • Giải bài 4, 5, 6 trang 74 SGK vật lí 10

    Giải bài tập trang 74 bài 12 lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc SGK vật lí 10. Câu 4: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu...

  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 78 SGK vật lí 10

    Giải bài tập trang 78 bài 13 lực ma sát SGK vật lí 10. Câu 1: Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt?...

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác