Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Lịch sử 10

Giải câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, bài tập lí thuyết trang 115 Lịch sử 10. Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở các thế kỉ XVI -XVIII

Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này.

Trả lời:

-    Tích cực :

+ Nhân dân ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đã đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích đất canh tác (đặc biệt là việc đẩy manh khai hoang ở vùng đất Nam Bộ ngày nay), nhờ đó diện tích ruộng đất cả nước đã tăng lên nhanh chóng.

+ Nhân dân 2 miền đã ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Đã biết cách nhân giống, tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp có năng suất, chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, còn trồng nhiều loại cây lương thực khác để đảm bảo cuộc sống và cung cấp ngày càng nhiều cho thị trường. Vùng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa của cả nước.

-     Hạn chế : Cùng với việc mở rộng diện tích ruộng đất thì trong giai đoạn nàv tình trạng ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cũng diễn ra mạnh mẽ, đã xuất hiện những địa chủ có hàng trăm, hàng nghìn mẫu ruộng. Ruộng đất công ngày càng thu hẹp.


Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời

Trả lời:

Thế mạnh của nghề thủ công thời kỳ này là: có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn có trình độ kỹ thuật cao: lụa là, gấm vóc, đồ gốm... được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài rất ưa thích.


Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào ? Liên hệ với ngày nay.

Trả lời:

-  Đời sống được cải thiện hơn. 
-  Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp luôn là những sản phẩm có giá trị về cả vật chất và tinh thần. 
-  Nhiều ngành nghề vẫn còn đến ngày nay. 
-  Cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, đem lại lợi nhuận.

Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.

Trả lời:

- Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta phát triển mới, phồn thịnh.

- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.


Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

Trả lời:

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.

Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”

Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.

Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong)


Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta ?

Trả lời:

Ngoại thương  mang lại cho đất nước thu nhập thấp cơ hội to lớn để như đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển. Với ngoại thương mở cửa hơn, các gia đình và thương nhân có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng, giá cả, và có nhiều hàng hoá phong phú hơn so với khi chỉ được mua từ các nhà bán buôn nội địa. Các nhà sản xuất có những nơi rộng lớn hơn để bán hàng.


Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII-XVIII

Trả lời:

Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.

Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.


Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời:

Trong  nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.


Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hoá ở các thế kỉ XVI -XVIII

Trả lời:

-    Do sự phát triển của thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, việc buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giữa miền ngược và miền xuôi có điều kiện phát triển, đưa các sản phẩm trở thành hàng hoá.

-    Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận lợi.

-    Do sự hưng thịnh của các đô thị cũ và sự hình thành các đô thị mới.

-     Do thế kỉ XVI - XVII sau các cuộc phát triển địa lí đã mở ra con đường buôn bán thuận lợi từ châu Âu sang châu Á và nước ta có vị trí thuận lợi trên giao thương đường biển nên thương nhân nước ngoài vào buôn bán ngày càng nhiều.


Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao ? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời:

-    Biểu hiện sự hưng khởi của của các đô thị:

+ Vào các thế kỉ XVI - XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở cả hai miền ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi buôn bán lớn nhất với 36 phố phường và 8 chợ, Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời và phát triển phồn thịnh chỉ sau Thăng Long.

+ Ở Đàng Trong, Hội An (Quảng Nam) trở thành thương cảng sầm uất nhất, đã hình thành các khu phố buôn bán của người Việt, người Hoa, người Nhật. Các thương nhân người Hoa đã thành lập đô thị mới ở Thanh Hà (Phú Xuân - Huế), việc trao đổi buôn bán khá sầm uất, được người đương thời gọi là "Đại Minh khách phố".

-    Ý nghĩa :

+ Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.


Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Trả lời:

Đọc bài ca dao dưới đây, ta lại hiểu được các nghề thủ công của từng làng thuộc vùng đất phía nam huyện Thanh Trì:

Làng Đam bán mắm tôm xanh

Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng

Đông Phù cắp thúng đi buôn

Đông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng

Tương Trúc thì giỏi buôn sừng

Tự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang...

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác