Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Đồng hóa nhận dân ta, dễ cai trị để biến nước ta trở thành quận huyện của Trung Quốc.
Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình ?
Trả lời:
Vì trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Trả lời:
Dựa vào mục 1 trong phần Kiến thức cơ bản đế trình bày những ý cơ bản sau :
- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không ? Tại sao ?
Trả lời:
Dựa vào nội dung của bài để rút ra những ý cơ bản sau :
— Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ thiết lập tới quận, huyện. Trong khi đó, nhân dân ta sinh sống chủ yếu trong các làng, xóm do người Việt quản lí, vì vậy chính quyền đô hộ không thể với tay đến đơn vị cơ sở quan trọng nhất của người Việt.
— Những chính sách về văn hoá như truyền bá Nho giáo, chữ Hán cũng chủ yếu được phổ biến ở trung tâm cai trị là quận, huyện, do đó chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội, còn đại bộ phận nhân dân không chịu ảnh hưởng nhiều. Mỗi làng xóm, cùa người Việt trở thành một "pháo đài xanh" để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.
Trả lời:
* Sự chuyển biến :
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu một số nghề mới từ Trung Quốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
* Nguyên nhân : do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Giaibaitap.me