* CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH
Câu hỏi 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?
a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
Lời giải:
a. Câu khẳng định => khẳng định vấn đề, không có từ phủ định
b. Câu phủ định => từ phủ định “không”
c. Câu phủ định => từ phủ định “chẳng thể”
Câu hỏi 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2):
Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định:
a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.
(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)
Lời giải:
a. Không phải là câu phủ định mặc dù ở đầy có xuất hiện từ không (không hiểu). Trọng tâm thông báo là “tôi” (thủ lĩnh Xi-át-tơn) biết hay không biết về vấn đề chứ không phải là người da trắng hiểu hay không hiểu về cách sống của người da đỏ. Theo đó, một khi câu đã xác nhận sự “biết” của “tôi” thì câu đó phải được xếp vào loại câu khẳng định.
b. Câu phủ định bác bỏ. Lí do xác định: câu có từ chẳng (xuất hiện 2 lần) và nội dung của nó ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, trong khi, theo cách nhìn của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường (mọi âm thanh đáng yêu của sự sống đều bị cảm nhận là “tiếng ồn ào lăng mạ”).
c. Câu phủ định miêu tả. Lí do: Câu có từ không và xác nhận rằng người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long không có sự lo ngại về tình trạng lũ lụt.
Giaibaitap.me
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 102, 103, 104, 105 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống trang 105, 106, 107, 108 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân) trang 109, 110 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 111 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp. Xác định những điểm chung về nội dung của các văn bản đọc trong bài và rút ra những kết luận bổ ích cho bản thân.