Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 8 - Kết nối tri thức

Bài 6. Chân dung cuộc sống

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trang 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.

Lời giải:

Những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm là những con người dũng cảm và kiên cường.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Hình dung: Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa.

Lời giải:

- Đẹp một cách kì lạ, thơ mộng với nắng, gió, mây, rừng thông, cây tử kinh,…

2. Theo dõi: Lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên.

Lời giải:

- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo,…

3. Theo dõi: Thái độ của anh thanh niên khi đón tiếp đoàn khách đến chơi.

Lời giải:

- Hiếu khách, vui mừng, rạng rỡ, cởi mở, chân thành,…

4. Theo dõi: Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng.

Lời giải:

- Lời kể hào hứng, sôi nổi, chân thành của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

5. Suy luận: Vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?

Lời giải:

Vì họa sĩ đã bắt gặp một vẻ đẹp - điều ông vẫn ao ước được biết

6. Theo dõi: Những tâm sự của anh thanh niên về công việc.

Lời giải:

- Những tâm sự rất chân thành, lạc quan.

7. Theo dõi: Những suy nghĩ của người họa sĩ về bức chân dung.

Lời giải:

- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình. Ông ư bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…

8. Suy luận: Vì sao hoạ sĩ phác hoạ bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

Lời giải:

Vì ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên.

9. Suy luận: Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên?

Lời giải:

Khi chia tay anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kỹ sư đều thấy lưu luyến.

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Lời giải:

Đề tài: những người lao động đảm nhận các công việc thầm lặng, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước trong những năm 1970.

Câu hỏi 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.

Lời giải:

- Tóm tắt: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa, Lào Cai). Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình, công việc đơn giản nhưng gian khổ và cô đơn. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Ông họa sĩ đã cảm nhận được những nét đẹp trong suy nghĩ, lối sống, phẩm chất của anh thanh niên và mong muốn vẽ một bức chân dung anh. Anh thanh niên khiêm tốn từ chối và giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn mình. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho nhà họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên và những con người lao động thầm lặng ở mảnh đất Sa Pa này.

- Nhận xét kiểu cốt truyện: Cốt truyện đơn tuyến. Cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Câu hỏi 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)?  Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.

Lời giải:

Các chi tiết miêu tả nhân vật anh thanh niên

Ngoại hình

hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ,...

Hoàn cảnh sống

sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; căn nhà ba gian rất gọn gàng, ngăn nắp; có niềm vui đọc sách,...

Công việc

làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu

Lời nói

lời tâm sự của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình; lời giới thiệu những người khác xứng đáng hơn mình để ông hoạ sĩ vẽ chân dung

Hành động

lấy khúc cây chắn ngang đường để gặp mọi người, trao bó hoa cho cô kĩ sư trẻ,..

Cảm xúc, suy nghĩ

khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?; Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc,...

Quan hệ với các nhân vật khác

gửi bác lái xe củ tam thất vì “bác gái vừa ốm dậy”; trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư nông nghiệp trong lần đầu gặp gỡ, “ấn cái làn trứng” vào tay ông hoạ sĩ để mọi người ăn trưa.

Nhận xét tích cách

là một chàng trai có lối sống giản dị, ngăn nắp, khiêm tốn, yêu công việc và có trách nhiệm với những gì mình làm

Câu hỏi 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?

Lời giải:

- Qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe, qua cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ,

qua sự cảm nhận của cô kĩ sư nông nghiệp trẻ.

- Tác dụng: Nhân vật anh thanh niên hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

Câu hỏi 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.

Lời giải:

- Về con người: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

- Về nghệ thuật: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…

=> Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng, là điểm nhìn chủ yếu của tác phẩm.

Câu hỏi 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

Lời giải:

Ví dụ đoạn văn: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới,…., luồn cả vào gầm xe.”

Đoạn văn trên cho ta cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên Sa Pa đầy màu sắc và ánh nắng: màu vàng rực rỡ của nắng, màu xanh của rừng cây mênh mông, lấp lánh màu bạc của những ngọn thông rung tít trong nắng, màu tím hoa cà của những cây tử kinh. Thiên nhiên hiện lên sinh động như một bức tranh với vẻ đẹp đặc trưng của nắng, gió, của mây trời giữa vùng núi cao Sa Pa.

Câu hỏi 7 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?

Lời giải:

- Suy nghĩ về ý nghĩa, niềm vui của lao động

- Bài học về sự cống hiến cho cộng đồng; trân trọng những con người lao động thầm lặng, hi sinh cho đất nước,…

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 2): 

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).

Lời giải:

Bài mẫu 1:

Tôi là một họa sĩ già, công việc đòi hỏi tôi phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó – ở Sa Pa – với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng, là cuộc gặp mà tôi nhớ mãi trong đời mình. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Được nhìn thấy anh tôi cảm thấy xúc động mạnh. Sau khi tặng bó hoa cho cô gái trẻ, tôi được nghe anh thanh niên say sưa kể về công việc của mình. Đó là một công việc vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Tôi và cô kĩ sư trẻ vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ.

Bài mẫu 2:

Buổi gặp gỡ ngắn ngủi kết thúc. Ba mươi phút trôi qua như chớp nhoáng. Tôi thấy tiếc quá, tôi muốn ở lại thêm chút nữa nhưng không được. Bác lái xe thúc giục chúng tôi lên đường. Ra đến cửa, tôi cầm tay anh lắc lắc nói sẽ quay lại và sẽ ở chơi trò chuyện với nah mấy hôm. Anh mỉm cười thật tươi gật đầu đồng ý. Tôi sẽ dành thời gian để hoàn thiện bức tranh về anh. Tôi sẽ làm cho mọi người hiểu rõ và trân trọng anh, trân trọng tất cả những con người đang âm thầm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh không người. Họ thực sự là những anh hùng.

Bài mẫu 3: 

(1) Trong chuyến đi đến đỉnh Yên Sơn, tôi đã gặp được một chàng thanh niên trẻ với tấm lòng nhiệt thành, luôn vô tư cống hiến cho cuộc sống. (2) Anh ấy là một chàng thanh niên trẻ ở độ tuổi sôi nổi nhất, nhưng lại chấp nhận và vui vẻ sống cô đơn một mình trên đỉnh núi cao để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (3) Tuy sống một mình nhưng anh ta vẫn rất sạch sẽ và ngăn nắp, tự tạo ra niềm vui cho chính mình. (4) Sự lạc quan, tích cực ấy của anh thanh niên khiến tôi rất thán phục và yêu mến. (5) Hiểu rõ về công việc của anh ấy sau cuộc trò chuyện, tôi lại càng nể phục những cống hiến của anh cho đất nước, nên có xin vẽ lại chân dung anh vào cuốn sổ tay. (6) Vậy mà anh ấy lại từ chối, với lý do là những việc bản thân làm không có gì to lớn cả, xung quanh có nhiều người cống hiến lớn hơn cho đất nước. (7) Người thanh niên trẻ ấy thật khiến tôi phải đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. (8) Anh ta khiến tôi có thêm niềm tin và hy vọng vào tương lai của đất nước, bởi ở đâu đó cũng có những chàng thanh niên trẻ nhiệt huyết, luôn sẵn sàng cống hiến thầm lặng cho đất nước như vậy.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 lớp 8 Kết nối tri thức

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây và cho biết mỗi thán từ bộc lộ cảm xúc gì. Hãy đặt ba câu, mỗi câu có sử dụng một trong các thán từ sau: ơ, than ôi, trời ơi.

  • Soạn bài Bếp lửa lớp 8 Kết nối tri thức

    Soạn bài Bếp lửa trang 25, 26 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

  • Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) lớp 8 Kết nối tri thức

    Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) trang 26, 27, 28, 29, 30 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng

  • Soạn bài Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) lớp 8 Kết nối tri thức

    Soạn bài Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) trang 31, 32 SGK Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Trong cuộc sống, giới thiệu cho người khác về một cuốn sách là một việc cần thiết, thú vị nhưng cũng có không ít thách thức. Bài giới thiệu cần cung cấp những thông tin quan trọng nhất về cuốn sách, khẳng định và làm lan tỏa giá trị của cuốn sách giúp người nghe hiểu và có thể tìm đọc nó. Phần Nói và nghe của bài học nà

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác