Bài 1. Cơ thể người có những tuyến nội tiết nào ?
■ Lời giải:
Cơ thể người có những tuyến nội tiết nằm ở các vị trí khác nhau trong cơ thể nhưng đều tiết các hoocmôn giữ những chức năng khác nhau tuỳ từng tuyến.
Có thể kể các tuyến nội tiết sau :
- Tuyển yên (hay còn gọi là tuyến mấu não dưới) nằm ở mặt dưới não, trên hốc yên của xương bướm.
- Tuyến mấu não trên (hay tuyến tùng) nằm ở phía trên của các củ não sinh tư thuộc não giữa.
- Tuyến giáp nằm trước sụn giáp ; nằm phía sau, áp sát vào tuyến giáp có tuyến cận giáp hay phó giáp gồm 4 tuyến nhỏ.
- Tuyến hung hay tuyến ức nằm sau xương ức, giữa hai lá phổi, trước tim. Tuyến này phát triển ở trẻ em, teo dần ở người trưởng thành.
- Các đảo tuỵ (phần nội tiết) của tuyến tuỵ.
- Tuyến trên thận nằm trên 2 thận, gồm vỏ tuyến và tuỷ tuyến.
- Tuyến sinh dục nam (tinh hoàn), nữ (buồng trứng) vừa sản sinh các tế bào sinh dục vừa tiết các hoocmôn sinh dục nam hoặc hoocmôn sinh dục nữ.
Ngoài các tuyến nội tiết chính thức kể trên còn có những nhóm tế bào nằm trên một số cơ quan cũng tiết hoocmôn chẳng hạn ở tim, dạ dày, ruột, gan, thận...
Bài 2. Vai trò của các tuyến nội tiết là gì ?
■ Lời giải:
Các tuyến nội tiết tham gia vào điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể có liên quan đến trao đổi chất và chuyển hoá vật chất năng lượng trong các tế bào của cơ thể, đồng thời góp phần vào duy trì tính ổn định của môi trường trong, đảm bảo sự tồn tại và duy trì các hoạt động sinh lí diễn ra bình thường trong cơ thể.
Sự rối loạn trong hoạt động của các tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.
Chẳng hạn các tế bào a và p trong đảo tuỵ của tuyến tuỵ tham gia vào sự điều hoà lượng đường trong máu hoặc đáp ứng nhu cầu glucôzơ cho các cơ quan đang hoạt độngế
Tuyến giáp tiết ít hoocmôn tirôxin do khẩu phần ăn thiếu iốt sẽ dẫn tới bệnh bướu cổ, trao đổi chất và chuyển hoá trong các tế bào bị suy giảm, trẻ thì chậm lớn và trí não kém phát triển, ở người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Nếu tuyến này tiết quá mức sẽ làm tăng cường trao đổi chất, nhịp tim tăng, thần kinh luôn căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh...
Đó là những triệu chứng của bệnh bướu cổ lồi mắt (bệnh Bazơđô).
Bài 3. Trình bày vai trò của tuyến yên trong hệ nội tiết.
■ Lời giải:
Tuyến yên là một tuyến nằm ở nền sọ trong hốc yên bướm (thuộc xương bướm) mặt dưới đại não, gắn với đại não qua phễu não và liên hệ với vùng dưới đồi. Tuyến yên tuy không lớn (chỉ bằng hạt đậu trắng, nặng chừng lg) nhưng là một tuyến rất quan trọng, giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác, mặc dù vậy bản thân tuyến yên cũng vẫn chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh thông qua các nơron nằm ở vùng dưới đồi (thuộc não trung gian).
Tuyến yên gồm 2 thuỳ : thuỳ trước còn gọi là thuỳ tuyến và thuỳ sau hay thuỳ thần kinh, ngăn cách bằng thuỳ giữa rất mảnh. Các nơron ở phía trước vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố kích thích hoặc kìm hãm các tế bào tuyến của thuỳ trước, tiết ra các hoocmôn sau :
Hoocmôn tăng trưởng (GH)
Hoocmôn kích thích tuyến giáp (TSH)
Hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận (ACTH)
Hoocmôn kích thích tuyến sinh dục (FSH, LH)
Hoocmôn kích thích tuyến sữa (PRL)
Các nơron ở phía sau vùng dưới đồi có sợi trục chạy thẳng xuống thuỳ sau và trực tiếp tiết ra hoocmôn chống đa niệu ADH (còn gọi hoocmôn chống đái tháo nhạt hay chống lợi tiểu) và hoocmôn ôxitôxin.
Vai trò của tuyến yên
Riêng tuyến tuỵ và tuỷ tuyến trên thận hoạt động không chịu ảnh hưởng của tuyến yên.
Bài 4. Nêu rõ mổỉ quan hệ giữa hệ thẩn kinh và hệ nội tỉét trong điểu hoà và phối hợp các quá trình sinh lí trong cơ thể.
■ Lời giải:
Hai hệ thần kinh và hệ nội tiết đều tham gia vào sự điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể về hai mặt thần kinh và thể dịch.
Hệ thần kinh thì điều khiển trực tiếp hoạt động của các cơ quan nhờ các dây thần kinh phân phối tới tận các cơ quan, còn hệ nội tiết thì điều hoà gián tiếp nhờ dòng máu len lỏi đưa hoocmôn tới tận các mô, các cơ quan đích làm thay đổi hoạt động của các cơ quan theo hướng tăng hoặc giảm quá trình trao đổi chất và chuyển hoá trong các cơ quan đó.
Hai hệ này không hoạt động biệt lập mà có sự phối hợp với nhau, trong đó hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo thông qua vùng dưới đồi tác động đến hoạt động của tuyến yên, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
Chẳng hạn : Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào \(\alpha )/ của đảo tuỵ thuộc tuyến tuỵ tiết ra glucagôn có tác dụng chuvển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu đê cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động. Qua ví dụ trên cho thấy hệ thần kinh và hệ nội tiết không chỉ phối hợp với nhau trong hoạt động của các cơ bắp khi lao động mà còn phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết... Tuy nhiên, trong sự phối hợp hoạt động của hai hệ thì hệ thần kinh vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Bài 5. Trình bày vai trò của tuyến giáp và tuyến cận giáp.
■ Lời giải:
-Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong hệ nội tiết, nằm trước sụn giáp và phần đầu khí quản.
Tuyến giáp tiết hoocmôn tirôxin (TH) có tác dụng lên quá trình trao đổi chất và chuyển hoá của các tế bào cơ thể, tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt. Ở trẻ em, tuyến giáp giúp cho sự lớn lên và phát triển bình thường của trẻ.
Iốt là một thành phần quan trọng của hoocmôn tirôxin, thiếu iốt trong khẩu phần ăn sẽ không tổng hợp được hoocmôn tizôxin. Hoocmôn của tuyến yên tham gia vào sự điều hoà hoạt động của tuyến giáp là TSH. Khi thiếu iốt, tuyến giáp không tổng hợp được hoocmôn tirôxin làm nồng độ tirôxin trong máu thấp sẽ gửi thông báo ngược về tuyến yên gây tiết nhiều TSH, kết quả là tuyến giáp càng hoạt động mạnh, nhưng chỉ tổng hợp được càng nhiều chất keo thiroglobulin là chất nền gắn tirôxin, tích luỹ càng nhiều trong các nang tuyến làm tuyến ngày càng phình to. Đó là bệnh bướu cổ do thiếu iốt.
Nếu lượng TH tiết ra dưới mức bình thường đối với trẻ sẽ chậm lớn, bụng ỏng, trí não kém phát triển, trẻ trở nên đần độn... Đối với người lớn thì hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Trường hợp tirôxin tiết quá mức bình thường (bệnh cường giáp) sẽ làm tăng cường trao đổi chất, nhịp tim và nhịp thở đều tăng, thân nhiệt tăng, thần kinh căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh..., một biểu hiộn điển hình ở những người bệnh nặng, tuyến hoạt động mạnh nên cũng có bướu, đặc biột là mắt lồi (gọi là bướu cổ lồi mắt).
- Ngoài hoocmôn tirôxin, tuyến giáp còn tiết hoocmôn calcitônin tham gia cùng với hoocmôn cận giáp (paratiroit) vào điều hoà canxi huyết.
+ Khi lượng canxi huyết tăng, tuyến giáp tiết calcitônin sẽ làm nồng độ canxi trong máu hạ xuống do hoocmôn này hạn chế sự huy động canxi từ xương ra máu, đồng thời hạn chế sự tái hấp thu canxi ở ống thận nên canxi bị thải bớt qua nước tiểu. Kết quả là canxi huyết hạ xuống mức bình thường.
+ Ngược lại khi canxi huyết hạ xuống dưới mức bình thường sẽ gây co giật, paratiroit từ tuyến cận giáp sẽ được tiết ra để tăng hấp thu canxi từ thức ăn qua ruột, đồng thời tăng phân huỷ canxi từ xương (nhờ huỷ cốt bào) làm mức canxi huyết dần trở lại bình thường.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 126 chương X Nội tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 1: Trình bày vai trò của tuyến trên thận...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 126 chương X Nội tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 1: Trong các tuyến sau, tuyến giữ vai trò quan trọng nhất là...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 126 chương X Nội tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 6: Hoocmôn có tính chất...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 126 chương X Nội tiết Sách bài tập (SBT) Sinh học 8. Câu 14: Tuyến tuỵ có chức năng...