TẬP ĐỌC: LÒNG DÂN
I. Cách đọc
Đọc đúng một văn bản kịch.
- Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
- Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.
* Giải thích từ ngữ: - xẵng giọng: nói một cách gay gắt.
II. Gợi ý tìm hiểu bài
Câu 1. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
Trả lời:
Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
Câu 2. Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?
Trả lời:
Dì Năm đưa vội cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
Câu 3. Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
Trả lời:
Em thích thú nhất chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à? Dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui...
Nội dung: Đoạn kịch ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa bọn giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Giaibaitap.me
Soạn bài Chính tả: Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh - Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.)
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân - Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - trang 28, Tiếng Việt 5 tập 1. Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Soạn bài Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo) - Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?