Đề bài
Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Gợi ý
1. Nội dung:
a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Những câu chuyện em đã được nghe.
- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc) .
- Mở đầu câu chuyện thế nào ?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Giaibaitap.me
Soạn bài Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
Soạn bài Tập làm văn: Tập viết đối thoại - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu - Trang 86 SGK - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)?
Soạn bài Tập đọc: Tranh làng hồ - Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.