Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
Câu 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
Ví dụ 1:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Ví dụ 2:
Trong những câu chuyện em đã đọc thì nhân vật ông nhạc sĩ trong truyện Ông Bụt đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về lòng nhân hậu. Ông là một người tốt bụng, chỉ vì nghe lời thì thầm của một cô bé vô ý làm vỡ chậu hoa mà ông đã đi mua chậu hoa mới. Điều đó đã giúp cô bé vui vẻ và tin tưởng vào ông Bụt. Ông nhạc sĩ đã làm điều đó mà không cần một lời cảm ơn hay được người khác biết đến mà chỉ làm trong âm thầm. Tấm lòng đó đã khiến em vô cùng cảm phục. Ông là một tấm gương sáng về lòng nhân hậu, vị tha để mọi người noi theo.
Câu 2 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại đoạn văn của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi trong đoạn văn của em (nếu có).
Trả lời:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa nếu có.
Vận dụng: Tự làm một tấm thiệp, viết lời nhắn yêu thương tặng mẹ nhân ngày 8 tháng 3.
Trả lời:
Gợi ý:
- Em muốn gửi lời chúc gì đến mẹ?
- Tình cảm của em dành cho mẹ ra sao?
Giaibaitap.me
1.Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó? 2.Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng. 3. Hình ảnh nào giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết?
1. Nghe thầy có nhận xét chung. 2. Đọc hoặc nghe bài viết của bạn, nêu những điều em muốn học tập. 3. Chỉnh sửa bài viết. Sửa lỗi trong bài viết của em theo nhận xét của thầy cô.
1. Nghe kể chuyện, ghi lại những chi tiết quan trọng. 2. Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện. 3. Tóm tắt câu chuyện Bài học quý.
1. Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum? 2. Bum đã có những kỉ niệm gì với cây ổi đó? 3. Vì sao Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ? 4. Những chi tiết nào cho thấy cô giáo và ba mẹ Bum rất quan tâm và yêu thương Bum?