Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
Gợi ý:
Trả lời:
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
* Vận dụng 1: Thi tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của nước biển, sông, hồ,...
Mẫu: trong veo, long lanh
Trả lời:
lấp lánh, mát dịu,...
* Vận dụng 2: Nói 1 - 2 câu miêu tả cảnh sông nước mà em biết.
Trả lời:
Nước sông Hồng nặng trĩu phù sa.
Giaibaitap.me
1. Mỗi ô cửa, mỗi hiên nhà, mỗi góc phố ở phố Hội có gì đặc biệt. 2. Vì sao tác giả cho rằng "hoa lá đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ" 3. Hoa lá ở phố Hội đẹp như thế nào? 4. Theo em, vì sao du khách "còn đang ở Hội An đã nôn nao nhớ" ?
1. Tìm 3 - 4 từ: Có nghĩa giống với từ đẹp. Có nghĩa trái ngược với từ đẹp. 2. Xếp các từ sau vào hai nhóm: dịu dàng, hoành tráng, hùng vĩ, lịch sự, bao la, trùng điệp, nết na, hiền hậu, mũm mĩm, rực rỡ. a. Từ thường được dùng để nói về vẻ đẹp của người.
1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: Cây gạo - Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. a. Tác giả tả cây gạo vào những thời điểm nào? b. Vào mỗi thời điểm, tác giả tả những đặc điểm nào của cây gạo? Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả mỗi đặc điểm ấy?
1. Hùng Vương thứ sáu làm cách nào để chọn người nối ngôi. 2. Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha? 3. Kể lại giấc mơ và những việc Lang Liêu đã làm sau khi tỉnh dậy.