Nội dung chính Về lại Gò Công:
Nội dung chính của bài đọc là khung cảnh biển Gò Công qua sự quan sát của tác giả
Khởi động
Hỏi - đáp về cảnh vật trong các bức ảnh dưới đây:
Trả lời:
Ảnh 1 là Mũi Cà Mau - là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc.
Ảnh 2 là hình ảnh cây đước - loại cây thân gỗ thường trồng trong rừng ngập mặn.
Bài đọc
Về lại Gò Công
Trước mắt tôi, cửa biển Gò Công liền từng là biển, một màu xanh thăm thẳm tiếp nối tưởng chừng như vô tận.
Tôi đón gió từ mặt sông, gió thổi từ muôn phía, rừng tràm hòa điệu thổi sáo vi vu. Cá từng đàn đùa giỡn với những lượn sóng nhấp nhô. Tôi đón nắng rực rỡ và bầu trời trong xanh quyến rũ mênh mông. Tôi đi miên man trong ánh bình minh, trong sự hòa quyện kì diệu của thiên nhiên.
Rừng đước như thành lũy bao bọc hơn bốn trăm hộ dân trước cửa biển Gò Công. Kì diệu và lạ lùng sức sống rừng đước, từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp và mạnh mẽ cắm sâu xuống lòng đất để dựng thân cây đứng vững vàng. Quả đước cũng thẳng ngay như mũi tên theo gió rung cắm xuống bùn đất khi xa khi gần, rồi cây đước lại mọc lên. Cây này tiếp nối cây khác, tất cả quấn quýt bám chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn.
Ôi xứ sở của những con người sống có khí phách, hiên ngang, hào sảng, bản lĩnh đội trời đạp đất thời mở cõi như thể hiện qua sự sống mãnh liệt của rừng đước, rừng tràm.
Nguyễn Thị Việt Hà
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Trước mắt tác giả, cửa biển Gò Công hiện ra như thế nào ?
Trả lời:
Cửa biển Gò Công hiện ra trước mắt tác giả: liền rừng là biển, một màu xanh thăm thẳm tiếp nối tưởng chừng như vô tận.
Câu 2 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Gió và nắng trong buổi bình minh được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Gió và nắng trong buổi bình minh đem đến cho tác giả những cảm nhận: cảm thấy sự kì diệu của thiên nhiên.
Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Tìm những chi tiết nói về sức sống của rừng đước.
Trả lời:
Từng chùm rễ thẳng tắp và mạnh mẽ cắm sâu xuống lòng đất để dựng thân cây đứng vững vàng.
Quả đước thẳng như mũi tên theo gió cắm xuống bùn đất, rồi cây đước lại mọc lên.
Cây này tiếp nối cây khác, tất cả quấn quýt bám chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn.
Câu 4 trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST: Tác giả nghĩ tới điều gì khi ngắm những rừng đước, rừng tràm? Vì sao?
Trả lời:
Sự sống mãnh liệt của rừng đước thể hiện khí phách, sự hiên ngang, hào sảng, bản lĩnh đội trời đạp đất thời mở cõi của người dân nơi đây.
Giaibaitap.me
1. Tìm 2 - 3 từ ngữ: a. Có nghĩa giống từ quê hương. b. Chỉ tình cảm với quê hương. 2. Mỗi thành ngữ, ca dao dưới đây nói về điều gì? a. Quê cha đất tổ. b. Chôn rau cắt rốn. 5. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cảnh đẹp hoặc tình cảm của em với quê hương.
1. Dựa vào hình ảnh gợi ý, hoành chỉnh các bước làm thẻ đánh dấu trang của quyển sách đang đọc do anh Mọt Sách hướng dẫn. 2. Viết 2 - 3 bước hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm đơn giản
1. Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong khổ thơ đầu gợi tả điều gì? 2. Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?
Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau: a. Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ty du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.