Nội dung chính Sự thật là thước đo chân lí:
Bài đọc ca ngợi nhà bác học Ga-li-lê đã dũng cảm bảo vệ chân lí, dũng cảm sửa đổi sai lầm của mình.
Bài đọc
Sự thật là thước đo chân lí
Năm 25 tuổi, Ga-li-lê trở thành giáo sư đại học. Một lần, đọc tác phẩm của A-ri-xtốt, ông chợt thấy nghi ngờ: Nhà bác học vĩ đại này cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Ông quyết định đến tháp nghiêng Pi-sa làm thí nghiệm. Từ trên tháp, ông thả xuống hai hòn đá. Lẽ ra, hai hòn đá phải rơi cùng một lúc, song do sức cản của không khí, hòn nặng rơi xuống trước hòn nhẹ khoảng ba, bốn xăng-ti-mét.
Thất bại ấy không làm Ga-li-lê nản lòng. Ông làm đi làm lại thí nghiệm. kết quả, ông phát hiện ra rằng không khí có sức cản. Nếu thả rơi các vật trong ống đã rút hết không khí, tốc độ rơi của các vật sẽ như nhau. Thế là nhờ thí nghiêm, Ga-li-lê không những chứng minh được lập luận của mình mà còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.
Do bấy giờ người ta rất tôn sùng A-ri-xtốt, Ga-li-lê buộc phải từ chức và chuyển đến một trường đại học khác. Ông miệt mài thiết kế một chiếc kính viễn vọng. Nhờ có kính viễn vọng, ông nhận ra rằng Trái Đất không đứng yên một chỗ mà quay quanh Mặt Trời. Đây chính là điều mà Cô-péc-ních đã phát hiện ra từ gần 100 năm trước. Ga-li-lê đã từng phản đối Cô-péc-ních. Nhưng bây giờ, ông viết sách ủng hộ phát hiện này.
Ga-li-lê bị đưa ra tòa án xét xử, buộc phải từ bỏ ý kiến của mình. Nhưng vừa bước chân ra cửa tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!
Ga-li-lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật?
Trả lời:
Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật để tìm hiểu nghi ngờ của mình sau khi đọc tác phẩm của A-ri-xtốt
Câu 2 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên?
Trả lời:
Nhờ lòng kiên trì mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên.
Câu 3 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào?
Trả lời:
Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như kiên trì, dám làm và không bỏ cuộc trước khó khăn.
Câu 4 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này?
Trả lời:
Vì ông đã phát hiện Trái Đất không đứng yên một chỗ nên từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này.
Câu 5 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông?
Trả lời:
Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên sự dám nhận sai, thể hiện sự dũng cảm bảo vệ lẽ đúng.
Giaibaitap.me
1. Đọc và trả lời câu hỏi. a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào? 2. Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?
1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm. 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu: a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
1. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai? 2. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào? 3. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì?
2. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây: tinh thần, hành động, xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật. 4. Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau: a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.