Câu 1 trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Đọc và trả lời câu hỏi:
Đàn chim gáy
Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:
– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.
– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vẩn quanh vòng trên các ngọn tre.
Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.
Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa.
Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đường ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre.
Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.
(Tô Hoài)
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?
Trả lời:
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.
c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...
Câu 2 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?
Trả lời:
Chú mèo nhà em tên là Sam. Chú có một bộ lông màu vàng rất mềm mại. Bốn cái chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chú bắt chuột. Đôi mắt Sam màu đen nhánh, sáng và tròn như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy giúp chú có thể đi lại nhanh chóng và nhẹ nhàng trong bóng tối. Sam là người bạn ở nhà của em và em rất yêu Sam.
Giaibaitap.me
1. Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm. 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu: a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
1. Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai? 2. Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào? 3. Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì?
2. Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây: tinh thần, hành động, xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật. 4. Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau: a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Chọn 1 trong 2 đề sau: a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em. b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.