Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
gan dạ, anh hùng, anh dũng, hèn, hèn nhát, can đảm, nhát gan, can trường, nhút nhát, gan góc, bạo gan, quả cảm
- Từ có nghĩa giống với dũng cảm
- Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm
Trả lời:
- Từ có nghĩa giống với dũng cảm: gan dạ, can đảm, anh hùng, anh dũng, can trường, gan góc, bạo gan, quả cảm
- Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm: hèn, hèn nhát, nhát gan, nhút nhát
Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Có thể thêm từ dũng cảm vào những vị trí nào ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây:
tinh thần, hành động, xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật
Trả lời:
- Có thể thêm từ dũng cảm vào trước các từ: xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật
- Có thể thêm từ dũng cảm vào sau các từ: tinh thần, chiến sĩ, hành động
Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây
Thành ngữ |
Nghĩa |
a, Gan vàng dạ sắt |
1. nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể |
b, To gan lớn mật |
2. gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm |
c, Dám nghĩ dám làm |
3. mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh |
d, Dám ăn dám nói |
4. Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn |
Trả lời:
a – 2; b – 3; c – 4; d – 1.
Câu 4 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Cánh diều: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Trả lời:
a. Lòng dũng cảm chính là một phần không thể thiếu tạo nên một con người can đảm.
b. Cậu ấy dám nghĩ dám làm nên chẳng mấy chốc đã có cơ ngơi khá giả.
Giaibaitap.me
Chọn 1 trong 2 đề sau: a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em. b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.
1.Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì? Tìm các ý đúng. 2. Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì? 3. Em hiểu " bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì?
1. Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào? 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ? 3. Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động như thế nào?
Dựa vào kết quả quan sát ở bài 12, hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích.