Nội dung chính Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô:
Văn bản giới thiệu về khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô và các loài động vật sống trong đó. Khu bảo tồn có phong phú của các loài động vật khác nhau. Ở đây, các loài vật được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn.
Khởi động
Kể những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã.
Trả lời:
Những việc con người đã làm để bảo vệ động vật hoang dã:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã
- Gây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã như: trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng...
- Lập các khu bảo tồn động vật hoang dã.
- Có các điều luật nhằm bảo vệ động vật hoang dã.....
Bài đọc
KHU BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGÔ-RÔNG-GÔ-RÔ
Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích 8 202 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (Châu Phi). Tên của khu bảo tồn được đặt theo tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô, một núi lửa lớn nằm trong vườn quốc gia. Ngô-rông-gô-rô theo tiếng địa phương có nghĩa là “Quà tặng cuộc sống”. Khu bảo tồn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Nơi đây có khoảng 25 000 loài động vật, trong đó có tê giác đen, trâu rừng Châu Phi, linh dương đầu bò, ngựa vằn, hà mã, sư tử,... Ở khu bảo tồn, các loài động vật được sinh sống trong môi trường tự nhiên và không sợ bị săn bắn. Vì thế sự xuất hiện của con người không làm chúng sợ hãi. Lũ sư tử nằm nghỉ dưới tán cây, dửng dưng nhìn những chiếc xe du lịch lướt qua.
Nhiều chú voi lững thững đi qua đường, ngay trước mũi xe của du khách. Trong công viên có hàng nghìn con hồng hạc sống quanh các hồ nước. Mỗi lần cất cánh, chúng tạo nên một đám mây trắng hồng phủ kín một khu vực của vùng bình nguyên.
Bạn nghĩ sao về những loài động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô?
(Theo Minh Quang)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Tên gọi của khu bảo tồn động vật hoang dã có gì đặc biệt?
Trả lời:
Tên gọi của khu bảo tồn động vật hoang dã có điểm đặc biệt là được đặt theo tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô, một núi lửa lớn nằm trong vườn quốc gia.
Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn? Tìm câu trả lời đúng.
A. Có hàng nghìn con hồng hạc.
B. Có diện tích 8 202 ki-lô-mét vuông.
C. Có khoảng 25 000 loài động vật.
D. Có nhiều loài thú: tê giác, trâu rừng, hà mã, sư tử,...
Trả lời:
C. Có khoảng 25 000 loài động vật.
Câu 3 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Những chi tiết nào cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn?
Trả lời:
Những chi tiết cho biết các loài động vật ở khu bảo tồn được sinh sống tự do và không sợ bị săn bắn là:
- Sự xuất hiện con người không làm chúng sợ hãi
- Lũ sư tử nằm nghỉ dưới tán cây nhìn những chiếc xe du lịch lướt qua
- Nhiều chú voi lững thững đi qua đường ngay trước mũi xe của du khách....
Câu 4 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Em có suy nghĩ gì về những loài động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô?
Trả lời:
Những loại động vật sống trong khu bảo tồn Ngô-rông-gô-rô được sống một cách tự do không phải chịu cảnh săn bắn và được phát triển tự nhiên.
Câu 5 trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 KNTT: Nêu nội dung chính của bài.
Trả lời:
Nội dung chính của bài: Giới thiệu về khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô và các loài động vật sống trong đó.
Giaibaitap.me
1. Xếp các từ có tiếng bình dưới đây vào nhóm thích hợp: bình an, bình chọn, bình luận, bình yên, thanh bình, bình phẩm, bình xét, hoà bình. 3. Dựa vào tranh, lựa chọn từ ngữ để hoàn thành câu. Giải thích lí do lựa chọn.
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Đóng vai Sơn Tinh kể lại cuộc chiến đấu với Thuỷ Tinh hoặc đóng vai Thuỷ Tinh nói chuyện với Sơn Tinh khi mình thua trận (câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”).
1. Bức thư này được gửi cho ai? Tình huống nào khiến bạn nhỏ viết thư cho người đó? 2. Nêu nội dung chính của bức thư. 3. Những câu hỏi dưới đây của người viết thư thể hiện điều gì?
1. Nghe thầy cô nhận xét chung. 2. Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô, xác định lỗi cần sửa. 3. Đọc hoặc nghe bài làm của bạn, nêu những điều em muốn học tập.