Nội dung chính Con trai người làm vườn:
Văn bản kể về câu chuyện thực hiện ước mơ của con trai người làm vườn. Dù bị cha ngăn cản, cậu vẫn kiên trì thực hiện ước mơ trở thành thuyền trưởng. Nhờ vậy cậu đã đạt được ước mơ và nhận được sự công nhận của người cha.
Khởi động
Trao đổi với bạn những hiểu biết của em về công việc của một thủy thủ.
Trả lời:
Công việc của thủy thủ là lái tàu thuyền trên biển, điều khiển tàu thuyền di chuyển sao cho an toàn nhất.
Bài đọc
CON TRAI NGƯỜI LÀM VƯỜN
Có một cậu bé vô cùng yêu biển. Cậu biết đến biển qua sách báo. Cậu nói với cha
– Con muốn trở thành thuyền trưởng.
– Con trai, cha mong con trở thành người làm vườn giống cha. − Người cha nói.
Để con kế thừa công việc của mình, ngày nào ông cũng đưa cậu ra vườn để giảng giải về các loại cây. Thấy con không chú ý nghe, ông hỏi: Con đang nghĩ gì vậy?
– Con đang nghĩ biển trông như thế nào cha ạ. – Ánh mắt cậu hướng về phía xa xăm, chất chứa niềm khát khao mãnh liệt.
– Công việc làm vườn không phải rất tốt hay sao? – Người cha buồn bã nói.
Nhưng cậu bé vẫn rất thích biển. Cậu tìm báo, tạp chí giới thiệu về các loại tàu thuyền. Cậu cắt hình những con tàu dán lên đầu giường để hễ mở mắt là nhìn thấy chúng.
Thời gian trôi qua, cậu bé lớn khôn. Bạn bè anh đều tiếp quản công việc của cha mẹ mình. Còn anh vẫn giữ nguyên tình yêu với biển,
Một ngày, anh tạm biệt cha lên đường. Anh lên tàu, trở thành thuỷ thủ, hằng ngày được nhìn thấy biển cả mênh mông. Một lần, trong đêm bão to, tàu của anh gặp hải tặc. Thuyền trưởng, thuyền phó đều gặp nạn. Anh bình tĩnh hướng dẫn mọi người đối phó với mưa bão và chiến thắng hải tặc. Tất cả mọi người trên tàu đều nể phục tài năng và sự dũng cảm của anh.
Nhiều năm sau, khi đã là một thuyền trưởng, anh trở về thăm cha. Nhìn anh tràn trề sinh lực, sắc mặt tươi tắn, bờ vai to khoẻ, người cha cảm động rơi nước mắt:
– Con trai, bằng lòng kiên trì, con đã chứng minh được ước mơ của con không phải là hão huyền. Cha đã sai rồi.
Thuyền trưởng cao lớn cũng rơi lệ. Đó là những giọt nước mắt của niềm tự hào, hạnh phúc.
(Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Ước mơ của cậu bé và mong muốn của người cha khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Câu 2 trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Những chi tiết nào thể hiện ước mơ mãnh liệt của cậu bé?
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện ước mơ mãnh liệt của cậu bé:
- Khi ra làm vườn với bố, ánh mắt cậu vẫn hướng về phía xa xăm, chất chúa niềm khao khát mãnh liệt về biển.
- Cậu tìm báo, tạp chí giới thiệu về các loại tàu thuyền, cắt những con tàu dán lên đầu giường để hễ mở mắt là thấy chúng.
Câu 3 trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Người con được miêu tả như thế nào khi đã trở thành thuyền trưởng và trở về thăm cha?
Trả lời:
Người con được miêu tả khi đã trở thành thuyền trưởng và trở về thăm cha:
- Ngoại hình: tràn trề sinh lực, sắc mặt tươi tắn, bờ vai to khỏe, cao lớn.
- Cảm xúc: xúc động, tự hào, hạnh phúc.
Trả lời:
A. Nên biết ước mơ vừa với sức của mình.
B. Có đam mê và lòng kiên trì thì sẽ thực hiện được ước mơ.
C. Kế thừa công việc của cha mẹ là việc tốt nhất đối với con cái.
D. Muốn thành công phải có thật nhiều ước mơ.
Trả lời:
Anh lên tàu, trở thành thuỷ thủ, hằng ngày được nhìn thấy biển cả mênh mông. Một lần, trong đêm bão to, tàu của anh gặp hải tặc. Thuyền trưởng, thuyền phó đều gặp nạn. Anh bình tĩnh hướng dẫn mọi người đối phó với mưa bão và chiến thắng hải tặc.
Trả lời:
1. Chuẩn bị. Lựa chọn con vật để quan sát. Quan sát trực tiếp con vật hoặc quan sát qua tranh ảnh, trên ti vi,... Sử dụng các giác quan để cảm nhận (nhìn hình thức, nghe tiếng kêu, chạm vào con vật,...).
Chia sẻ với các bạn ước mơ của em. Lưu ý: Sử dụng tranh ảnh minh hoạ để nội dung nói rõ ràng, thuyết phục hơn. Dùng cử chỉ và từ ngữ bộc lộ cảm xúc để phần nói hấp dẫn, thu hút hơn.
1. Trong khu vườn mơ ước, bạn nhỏ muốn trồng cây mít để làm gì? 2. Ghép tên cây, hoa, lá trong khu vườn tưởng tượng với đặc điểm của nó? Em thích hình ảnh loài cây nào nhất trong khu vườn mơ ước của bạn nhỏ? Vì sao?
1.Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây: 2. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau: a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau.