Nội dung chính Anh ba:
Văn bản đề cập đến tình yêu nước của anh Ba. Anh luôn mong muốn được ra nước ngoài học hỏi để về giúp đất nước mình phát triển. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi chúng ta hãy luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, ý chí quyết tâm để thực hiện những mục tiêu, ước mơ của chính mình.
Khởi động
Trao đổi với bạn một điều em biết về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
Trả lời:
Tháng 6 - 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.
Bài đọc
ANH BA
Hồi ấy, ở Sài Gòn, anh Ba được một người bạn đưa đến một tiệm cà phê của Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước... Những cái đó, trước kia, anh chưa hề thấy bao giờ. Anh thấy rất lạ. Ít hôm sau, anh đột nhiên hỏi người bạn rằng:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không? Người bạn đáp:
- Có.
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.
Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm... Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây! – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. – Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.
Sau này, anh Lê mới biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy đã đi khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu dân cứu nước. Người thanh niên ấy chính là Bác Hồ của chúng ta.
(Theo Trần Dân Tiên)
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Trước khi đề nghị anh Lê ra nước ngoài với mình, anh Ba đã hỏi anh Lê những gì?
Trả lời:
Trước khi đề nghị anh Lê ra nước ngoài với mình, anh Ba đã hỏi anh Lê:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
- Anh có thể giữ bí mật không?
Câu 2 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Những câu nói nào cho biết mục đích ra nước ngoài của anh Ba?
Trả lời:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác.
- Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
Câu 3 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Câu nói “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi!” thể hiện điều gì?
Trả lời:
Câu nói “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi!” thể hiện nhiệt huyết, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của anh Ba.
Câu 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện này?
Trả lời:
Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng mỗi chúng ta hãy luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, ý chí quyết tâm để thực hiện những mục tiêu, ước mơ của chính mình.
Câu 5 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Kể lại một câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc hoặc đã nghe.
Trả lời:
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”. Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Luyện tập
Bài 1 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Tìm các danh từ riêng trong bài đọc Anh Ba.
Trả lời:
Các danh từ riêng trong bài đọc Anh Ba: Sài Gòn, Pháp.
Bài 2 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 KNTT: Tìm từ có nghĩa giống với từ hăng hái, can đảm và đặt câu với những từ em tìm được.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với từ hăng hái: nhiệt huyết, tích cực, say mê, nhiệt tình…
Những từ đồng nghĩa với từ can đảm: dũng cảm, kiên cường, anh hùng, mạnh mẽ, táo bạo…..
Đặt câu:
Bác Hồ là một vị anh hùng tràn đầy nhiệt huyết, dũng cảm.
Giaibaitap.me
Đề bài: Viết một bức thư cho người thân hoặc bạn bè ở xa. 1. Dựa vào nội dung hướng dẫn trong hoạt động Viết ở Bài 30, viết một bức thư theo yêu cầu của đề bài.
1.Đọc một câu chuyện kể về mơ ước. 2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu. Trao đổi với bạn về ước mơ được nói đến trong câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện. Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.
1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. a. Xếp tên các bài đọc trên những chiếc khinh khí cầu vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ. 5. Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
1.Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao? 2. Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?