1. Xếp các từ có tiếng tài dưới đây vào nhóm thích hợp :
tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa
- Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường.
M : tài hoa,..................
- Tài có nghĩa là “tiền của”.
M : tài nguyên,.................
2. Đặt câu với một trong các từ nói trên :
3. Đánh dấu X vào □ trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
□ Người ta là hoa đất.
□ Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ.
□ Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
4. Viết lại câu tục ngữ em thích trong bài tập 3 và cho biết vì sao em thích.
TRẢ LỜI:
1. Xếp các từ có tiếng tài dưới đây vào nhóm thích hợp : tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa
- Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường.
M : tài hoa, tài giỏi, tài đức, tài ba, tài năng
- Tài có nghĩa là "tiền của".
M : tài nguyên, tài trợ, tài sản, tài lộc
2. Đặt câu với một trong các từ nói trên :
- Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa.
- Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng tài giỏi, chính ông là người đã phát minh ra đèn điện.
- Tuệ Tĩnh là một danh y tài đức vẹn toàn.
- Mạc Can là một nhà ảo thuật tài ba.
- Vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết.
- Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ.
3. Đánh dấu X vào trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
[x] Người ta là hoa đất
[x] Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
4. Viết lại câu tục ngữ em thích trong bài tập 3 và cho biết vì sao em thích.
- Em thích câu "Người ta là hoa đất" vì đây là câu nói ca ngợi con người. Còn con người là tinh hoa, là thứ quý giá của đất mẹ.
- Em thích câu "Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan" Vì đây là câu nói ca ngợi những con người tài năng, giàu ý chí và nghị lực, nhờ đó, đã làm nên được nghiệp lớn.
Giaibaitap.me
Chép lại đoạn kết bài trong bài Cái nón (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11 -12)
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :
Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau :
Mẹ em đem cải bàn xinh xắn ấy đặt bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một giá sách, tạo cho em một góc học tập hết sức lí tưởng.